Định giá cơ sở hạ tầng liên quan đến nước

Sáng kiến Đánh giá tài nguyên nước (Valuing Water Initiative – VWI) được đưa ra vào năm 2019 như là kết quả của Hội đồng cấp cao về nước từ Liên hiệp quốc và Ngân hàng Thế giới. Sáng kiến này đưa ra 5 nguyên tắc đánh giá tài nguyên nước nhằm tìm kiến sự thay đổi có tính hệ thống về vai trò của nước trong quá trình ra quyết định, để đảm bảo một thế giới có nguồn nước bền vững.


Giá trị của nước với xã hội được củng cố bởi cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ việc tích trữ hoặc vận chuyển nước. Tuy nhiên giá trị của nó vượt xa chi phí của chính cơ sở hạ tầng, và còn bao gồm nhiều lợi ích đa dạng khác.

Đến năm 2030, đầu tư vào cơ sở hạ tầng nước và vệ sinh cần khoảng 0,9 – 1,5 nghìn tỷ USD mỗi năm, tương ứng với khoảng 20% tổng nhu cầu cho mọi loại hình đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong đó, khoảng 70% tổng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng này ở khu vực Nam bán cầu, với phần lớn dành cho khu vực đô thị đang phát triển nhanh. Tại các nước phát triển, lượng lớn đầu tư để cải tạo và nâng cấp.

Cân nhắc tổng tiền đầu tư vào cơ sở hạ tầng nước, có thể kỳ vọng một cách hợp lý rằng việc xác định giá trị của chi phí – lợi ích đã được phát triển, tiêu chuẩn hóa (ở một mức độ nào đó), và được áp dụng rộng rãi. Nhưng không phải vậy, các lợi ích xã hội thường không được định lượng. Việc định giá cơ sở hạ tầng thủy lợi tập trung chủ yếu vào chi phí và lợi nhuận tài chính, vì thế các chi phí gián tiếp như là chi phí môi trường và xã hội thường bị bỏ qua vì bị coi là ngoại ứng.

Ví dụ, khả năng cơ sở hạ tầng về nước tiếp tục cung cấp lợi ích trong các tình huống bình thường cũng như bất thường có thể được định nghĩa như giá trị của khả năng phục hồi, thứ được đánh giá rất cao. Giá trị này được phản ánh trong các chi phí tránh được từ lỗi hệ thống hoặc tốc độ phục hồi.

Định giá cơ sở hạ tầng nước thường quá chú trọng vào phân tích chi phí – lợi ích, nhưng ở cấp độ thực nghiệm, giá trị của nó vượt ra ngoài chi phí của chính cơ sở hạ tầng và mang lại nhiều lợi ích đa dạng khác. Về cơ bản, việc xác định giá trị của cơ sở hạ tầng nước thuộc về quản trị tốt, nên ít nhất, cần thực hiện quản trị tốt để việc đánh giá được chính xác.

Thủy điện Sơn La ở Việt Nam

Thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam tính đến năm 2021. Nhà máy nằm trên sông Đà chảy qua địa phận tỉnh Sơn La. Nhà máy có công suất lắp máy 2.400 MW, với 6 tổ máy, khởi công xây dựng vào năm 2005, và sau 7 năm xây dựng đã hoàn thành. Nhà máy được thiết kế kiểu hở, bố trí sau thân đập. Giai đoạn thi công cao điểm huy động tới 13 nghìn người. Để thi công nhà máy hơn 20.000 hộ dân của ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu phải di dời.

Nguồn: UNESCO. Valuing hydraulic infrastructure. Truy cập tại: http://www.unesco.org/reports/wwdr/2021/en/valuing-hydraulic-infrastructure

* Ảnh bìa: VnExpress

Giá trị văn hóa của tài nguyên nước

Sáng kiến Đánh giá tài nguyên nước (Valuing Water Initiative – VWI) được đưa ra vào năm 2019 như là kết quả của Hội đồng cấp cao về nước từ Liên hiệp quốc và Ngân hàng Thế giới. Sáng kiến này đưa ra 5 nguyên tắc đánh giá tài nguyên nước nhằm tìm kiến sự thay đổi có tính hệ thống về vai trò của nước trong quá trình ra quyết định, để đảm bảo một thế giới có nguồn nước bền vững.


Bản chất thường vô hình của một số giá trị văn hóa xã hội đã thách thức khả năng lượng hóa, tuy nhiên chúng có thể được coi là một trong số những giá trị cao nhất.

Văn hóa trực tiếp ảnh hưởng đến cách giá trị của nước được nhận thức, hình thành và sử dụng. Vì vậy, nhận thức về giá trị của nước và các lợi ích liên quan có thể rất chủ quan. Với bất kì giá trị nào, điều cực kì quan trọng là hiểu được nền tảng văn hóa mà chúng phát sinh và cách thức văn hóa ảnh hưởng tới cách thức chúng được sử dụng.

Giá trị của nước với phúc lợi con người còn vượt xa vai trò của nó trong việc hỗ trợ việc duy trì sự sống, mà còn bao gồm cả sức khỏe tinh thần, phúc lợi tâm linh, cân bằng và hạnh phúc về cảm xúc. Ví dụ, những cảnh quan với nước có giá trị thẩm mỹ đóng góp vào sức khỏe tinh thần.

Không ngạc nhiên khi sự thỏa mãn và hạnh phúc trong cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào nước: nước có thể hấp dẫn con người vì những lý do tâm linh, hoặc thông qua vẻ đẹp thiên nhiên, vì tầm quan trọng của nó với động vật hoang dã hoặc hoạt động giải trí.

Nước đóng một vai trò quan trọng trong các truyền thống dựa vào tín ngưỡng ở khắp nơi trên thế giới. Nước tượng trưng cho các yếu tố đa dạng như chính cuộc sống, là sự thuần khiết, sự đổi mới và sự hòa giải, nhưng cũng có thể là sự hỗn loạn hay sự hủy diệt. Tại một số nơi, nước được xem như một món quà dành cho con người để quan tâm, trong khi những nơi khác lại theo quan điểm nhấn mạnh tầm quan trọng của nước với môi trường và động vật hoang dã. Kết nối giữa nước và nơi chốn thường được xếp vào nhóm “giá trị liên hệ” – thứ rất mạnh mẽ trong nhiều nền văn hóa bản địa.

Định mệnh của loài người gắn chặt vào nước. Theo ngôn ngữ của Bộ lạc sông Whanganui, ‘Ko au te awa, ko te awa ko au’ – nghĩa là ‘Tôi là dòng sông, dòng sông là tôi’, theo Audrey Azoulay – Tổng giám đốc UNESCO.

Nước cũng là yếu tố góp phần gây ra xung đột, như là nguồn gốc của tranh chấp, nhưng tinh thần đối thoại sẽ giúp chuyển hóa các xung đột liên quan đến nước thành sự hợp tác. Vì vậy, nước có thể đôi khi là chỉ dấu xung đột, và/hoặc là đầu mối để hỗ trợ giải quyết xung đột và thiết lập hòa bình. Một nhu cầu cơ bản là sự tham gia có lưu ý về giới một cách hiệu quả và đầy đủ của tất cả các bên liên quan trong việc ra quyết định, cho phép mọi người bộc lộ giá trị của chính họ theo cách họ muốn.

Nước cũng thường là cấu phần nổi bật của các di sản, đem lại cả lợi ích hữu hình và vô hình. Các giá trị này có thể còn mơ hồ khi so sánh với các giá trị từ các phương diện khác như kinh tế, và vì thế thường bị loại bỏ khỏi việc đánh giá giá trị.

 

Nguồn: UNESCO. Cultural values of water. Truy cập tại: http://www.unesco.org/reports/wwdr/2021/en/cultural-values-water

* Ảnh bìa là Công nhân làm sạch hồ Tràng An do Trần Tuấn Việt chụp

Đánh giá dịch vụ cấp nước và vệ sinh

Sáng kiến Đánh giá tài nguyên nước (Valuing Water Initiative – VWI) được đưa ra vào năm 2019 như là kết quả của Hội đồng cấp cao về nước từ Liên hiệp quốc và Ngân hàng Thế giới. Sáng kiến này đưa ra 5 nguyên tắc đánh giá tài nguyên nước nhằm tìm kiến sự thay đổi có tính hệ thống về vai trò của nước trong quá trình ra quyết định, để đảm bảo một thế giới có nguồn nước bền vững.

Nước là nhu cầu cơ bản của con người cho việc ăn uống cũng như để hỗ trợ vệ sinh (môi trường và cá nhân) nhằm duy trì cuộc sống và sức khỏe lành mạnh. Tiếp cận với nước sạch và vệ sinh đều là quyền con người.

Vai trò của nước trong cuộc sống thường nhật tại gia đình, nhà trường, công sở và các cơ sở y tế thường không được chú trọng, nhưng nước là vô giá trong lĩnh vực WASH (dịch vụ nước sạch và vệ sinh).

Để xác định đúng giá trị của dịch vụ nước sạch và vệ sinh (WASH), chúng ta cần tính đến cả những lợi ích như cải thiện năng suất và điều kiện sống, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cũng như sự tham gia vào nơi làm việc.

Phụ nữ, và đặc biệt là trẻ em gái, là những người gánh trách nhiệm mang nước về nhà, nên thường là đối tượng hưởng lợi chính khi dịch vụ này được cải thiện.

Tại 61 quốc gia, trong 10 hộ gia đình thì có 8 hộ có trách nhiệm gánh nước thuộc về phụ nữ và bé gái. Tổng thời gian bị mất đi tương đương với 200 triệu giờ, 8,3 triệu ngày hoặc 22,800 năm.

Ước tính rằng cần 114 tỷ USD mỗi năm để phổ cập dịch vụ nước sạch và vệ sinh tại 140 quốc gia có thu nhập trung bình – thấp trên toàn thế giới.

Tỉ suất chi phí – lợi ích của các khoản đầu tư như vậy được chứng minh là mang lại lợi nhuận đáng kể. Lợi nhuận trong lĩnh vực vệ sinh cá nhân thậm chí còn lớn hơn vì họ có thể cải thiện đáng kể kết quả sức khỏe trong rất nhiều trường hợp mà không quá cần thêm cơ sở hạ tầng đắt đỏ.

Năm 2020 chứng kiến đại dịch COVID-19 tác động nặng nề nhất tới những người dễ bị tổn thương nhất, và phần nhiều là đang sống tại các khu định cư không chính thức và khu ổ chuột đô thị.

Rửa tay cực kỳ quan trọng trong việc chống lại sự bùng nổ của COVID-19 (xem thêm tại Phản ứng của UNESCO với COVID-19).

Trên toàn cầu, hơn 3 tỷ người và 40% cơ sở chăm sóc sức khỏe thiếu điều kiện thuận lợi để rửa tay. Điều này làm tăng nguy cơ lây lạn COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác.

Giá trị trong cuộc sống con người và tiềm năng kinh tế – giáo dục bị mất chính là một gánh nặng xã hội. Tiếp cận với dịch vụ nước sạch và vệ sinh an toàn góp phần tạo nên một cuộc đời đàng hoàng và bình đẳng.

Nguồn: UNESCO. Valuing water supply, sanitation services. Truy cập tại:  http://www.unesco.org/reports/wwdr/2021/en/valuing-water-supply-sanitation-services

Nguồn nước khan hiếm

Khan hiếm nước có thể được hiểu là (1) sự khan hiếm về tính sẵn có của nguồn nước do lượng nước bị thiếu hụt, hoặc (2) sự khan hiếm trong việc tiếp cận nguồn nước do thất bại của thể chế trong việc đảm bảo nguồn cấp nước đều đặn hoặc do không có cơ sở hạ tầng phù hợp.

Khan hiếm nước đã ảnh hưởng đến mọi lục địa. Lượng nước sử dụng đã tăng trên toàn cầu với tốc độ gấp hai lần tốc độ tăng dân số trong thế kỷ trước, và ngày càng nhiều khu vực đang chạm mức giới hạn mà dịch vụ cấp nước có thể được phân phối một cách bền vững, đặc biệt ở những vùng khô hạn.

 

Thách thức

Khan hiếm nước sẽ ngày càng trầm trọng khi các khu vực đô thị tăng trưởng nhanh chóng và gây áp lực lớn lên nguồn nước xung quanh. Biến đổi khí hậu và nhu cầu năng lượng sinh học cũng được cho rằng sẽ khuếch đại mối liên hệ vốn đã phức tạp giữa phát triển thế giới và nhu cầu nước.

Cơ hội

Dù không có sự thiếu nước ở cấp độ toàn cầu như vậy, thì các quốc gia và khu vực riêng biệt vẫn cần giải quyết gấp các vấn đề nghiêm trọng gây ra bởi căng thẳng nước. Nước phải được coi như một nguồn tài nguyên khan hiếm, với sự chú trọng mạnh mẽ hơn vào quản lý nhu cầu. Quản lý tích hợp tài nguyên nước đưa ra một khuông khổ rộng lớn để chính phủ điều chỉnh các mô hình sử dụng nước theo nhu cầu của các đối tượng sử dụng khác nhau, bao gồm cả môi trường.

 

Thông tin bổ sung

3,2 tỷ người ở khu vực nông nghiệp sống trong tình trạng thiếu hoặc khan hiếm nước ở mức độ cao đến rất cao, trong đó có 1,2 tỷ người (gần 1/6 dân số thế giới) sống ở khu vực nông nghiệp bị hạn chế về nước nghiêm trọng. (FAO, 2020)

Hơn 2 tỷ người sống tại các quốc gia rất căng thẳng về nước. (UN, 2018)

Ước tính đến năm 2040, ¼ số trẻ em dưới 18 tuổi trên thế giới (khoảng 600 triệu trẻ) sẽ sống tại những khu vực cực kỳ căng thẳng về nước. (UNICEF, 2017)

700 triệu người trên toàn thế giới, tới năm 2030, có thể phải thay đổi chỗ ở do khan hiếm nước. (Global Water Institute, 2013)

Khoảng 4 tỷ người, tức gần 2/3 dân số thế giới, gặp phải tình trạng khan hiếm nước trầm trọng trong suốt ít nhất một tháng mỗi năm. (Mekonnen and Hoekstra, 2016)

Với kịch bản biến đổi khí hậu hiện nay, đến năm 2030, khan hiếm nước ở những nơi khô hạn và bán khô hạn sẽ khiến 24 triệu đến 700 triệu người thay đổi chỗ ở. (UN, 2009)

1/3 hệ thống nước ngầm lớn nhất trên thế giới đã rơi vào tình trạng kiệt quệ. (Richey et al., 2015)

Gần một nửa dân số thế giới đang sống ở những nơi có tiềm năng thiếu nước ít nhất một tháng mỗi năm và con số này có thể tăng tới 4,8 – 5,7 tỷ người vào năm 2050. Khoảng 73% trong số những người bị ảnh hưởng đang sống tại châu Á (tới 2050 tỷ lệ này khoảng 69%). (Burek et al., 2016)

 

Nguồn: UN-Water. Water Scarcity. Truy cập tại https://www.unwater.org/water-facts/scarcity/

Mục tiêu PTBV 06 – Về nước sạch và vệ sinh

Liên hiệp quốc đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2015, với mục tiêu số 06 về nước sạch và vệ sinh. Mục tiêu số 06 này có 8 mục tiêu thành phần cần đạt được vào năm 2030, được đánh giá tiến độ bởi 11 chỉ số khác nhau. Danh sách cụ thể mục tiêu thành phần và chỉ số đánh giá được liệt kê dưới đây:

Mục tiêu 06.

Đảm bảo nguồn nước và vệ sinh sẵn có và được quản lý bền vững cho mọi người

6.1

Đến năm 2030, đạt được cách tiếp cận công bằng và phổ quát với nguồn nước uống an toàn và trong khả năng chi trả cho mọi người

6.1.1 Tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ nước uống an toàn

6.2

Đến năm 2030, đạt được cách tiếp cận với vệ sinh (môi trường và dịch tễ) phù hợp và công bằng cho mọi người, và chấm dứt việc đại tiện ngoài trời, đặc biệt chú ý đến nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái cũng như những người dễ bị tổn thương

6.2.1 Tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ vệ sinh an toàn, bao gồm việc rửa tay với xà phòng và nước

6.3

Đến năm 2030, cải thiện chất lượng nước bằng cách giảm ô nhiễm, chấm dứt việc đổ rác, tối thiểu hóa việc vứt bỏ vật liệu và chất hóa học độc hại, giảm một nửa tỷ lệ nước thải chưa qua xử lý, và tăng đáng kể việc tái chế và tái sử dụng toàn cầu

6.3.1 Tỷ lệ nước thải được xử lý an toàn

6.3.2 Tỷ lệ các nguồn nước với chất lượng nước ở môi trường xung quanh tốt

6.4

Đến năm 2030, tăng đáng kể hiệu quả sử dụng nước trong khắp các ngành, đảm bảo lượng nước lấy ra và sử dụng bền vững để giải quyết sự khan hiếm nước và giảm đáng kể số người chịu cảnh thiếu nước

6.4.1 Sự thay đổi về hiệu quả sử dụng nước theo thời gian

6.4.2 Mức độ căng thẳng về nước

6.5

Đến năm 2030, thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở tất cả các cấp, bao gồm hợp tác xuyên biên giới hợp lý

6.5.1 Mức độ thực thiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước (0-100 điểm)

6.5.2 Tỷ lệ lưu vực sông nằm ngoài biên giới quốc gia có sự vận hành hợp tác

6.6

Đến năm 2020, bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái liên quan đến nước, bao gồm núi rừng, đầm lầy, sông hồ và các tầng nước ngầm

6.6.1 Sự mở rộng hệ sinh thái liên quan đến nguồn nước theo thời gian

6.a

Đến năm 2030, mở rộng hợp tác quốc tế và hỗ trợ xây dựng năng lực cho các nước đang phát triển với các hoạt động và chương trình liên quan đến nước và vệ sinh, bao gồm khai thác nước, khử muối, tiết kiệm nước, xử lý nước thải, tái chế, và công nghệ tái sử dụng

6.a.1 Số lượng các hỗ trợ phát triển chính thức liên quan đến nước và vệ sinh như là một phần của kế hoạch chi tiêu do chính phủ điều phối

6.b

Hỗ trợ và đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương trong viêc cải thiện quản lý nước và vệ sinh

6.b.1 Tỷ lệ các đơn vị hành chính địa phương có chính sách và thủ tục thành lập và vận hành để cộng đồng địa phương tham gia vào quản lý nước và vệ sinh

Nguồn: https://sdgs.un.org/goals/goal6   

Phụ nữ với Tài nguyên nước

Không có nước uống, điều kiện và thiết bị vệ sinh phù hợp ở nhà cũng như tại nơi làm việc và học tập, nên việc đảm bảo cuộc sống an toàn, hiệu quả và khoẻ mạnh cho phụ nữ và bé gái cũng khó khăn hơn.

Tại các nước thu nhập thấp, phụ nữ và bé gái chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc gia đình về cấp nước, vệ sinh và sức khoẻ. Vai trò này ngăn họ có nghề nghiệp hoặc được giáo dục, và sự thiệt thòi của họ càng trầm trọng thêm vì những khó chịu và bất an từ việc không chỗ vệ sinh kín đáo. Việc giải quyết những nhu cầu của phái nữ liên quan đến nước sạch và vệ sinh là động lực chính để đạt được bình đẳng giới.

 

Thách thức

Sự xuất hiện hay biến mất của nguồn nước và công trình vệ sinh đảm bảo có tác động nhiều hơn tới đời sống của phụ nữ và trẻ em gái vì ba lý do: (1) Phụ nữ và trẻ em thường gánh trách nhiệm cho việc thu thập nước, một công việc rất tốn thời gian và gian khổ; (2) Phụ nữ và trẻ em dễ bị tổn thương hơn bởi ngược đãi và tấn công trong khi họ đi tới và sử dụng nhà vệ sinh (có thể là hố xí ngoài trời); và (3) Phụ nữ có nhu cầu vệ sinh đặc thù trong chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai và quá trình nuôi con.

Cơ hội

Ở cấp địa phương, các cách tiếp cận nhạy cảm giới giúp cải thiện sự phù hợp, tính bền vững và đạt được dịch vụ nước sạch/vệ sinh bằng cách thu hút sự tham gia của phụ nữ trong việc thiết kế, thực thi và quản lý các công trình liên quan. Nhúng bình đẳng giới vào chính sách ở tất cả các cấp rất quan trọng để đạt được mục tiêu nước sạch và vệ sinh cho tất cả, từ đó lại giúp thúc đẩy nhiều phần khác nhau trong chương trình nghị sự về Phát triển Bền vững, cụ thể là về giáo dục và công việc.

Thông tin bổ sung

Gần 50 quốc gia có luật hoặc chính sách đề cập cụ thể đến sự tham gia của phụ nữ vào quản lý tài nguyên nước hoặc hoạt động vệ sinh ở nông thôn (UN-Water 2021).

Trong số 8 trên 10 hộ gia đình không có nước ngay trong nhà, phụ nữ và trẻ em gái chịu trách nhiệm chính trong việc thu gom nước; điều này có nghĩa rằng việc giảm số người bị giới hạn về nước uống sẽ có tác động mạnh tới bình đẳng giới (WHO and UNICEF, 2017).

Một triệu người chết mỗi năm liên quan đến điều kiện sinh đẻ không hợp vệ sinh; và bệnh nhiễm trùng là nguyên nhân của tỷ lệ tử vong cao ở trẻ sơ sinh (26%) và bà mẹ khi sinh (11%).

Trong khi phụ nữ chiếm một nửa lực lượng lao động ngành nông nghiệp ở các quốc gia thu nhập trung bình – thấp thì năng suất lao động của họ trung bình thấp hơn nam giới 20-30% (FAO, 2017).

Khoảng 44 triệu phụ nữ mang thai bị nhiễm giun móc do điều kiện vệ sinh kém khiến các xã hội đang phát triển gặp gánh nặng y tế đáng kể (UNICEF).

 

Nguồn: UN-Water. Water and Gender. Truy cập tại https://www.unwater.org/water-facts/gender/