Chia sẻ kinh nghiệm, thách thức và triển vọng về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Tây Nguyên – Việt Nam
Ngày 25/7/2019 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pan Nature), Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Việt) và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) tổ chức hội thảo Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở Tây Nguyên: Kinh nghiệm thực tiễn, thách thức và triển vọng cho tương lai tại thành phố PleiKu, tinh Gia Lai.
Hội thảo với sự tham dự của gần 70 đại diện đến từ chính quyền các địa phương, các cơ quan, ban ngành liên quan, các tổ chức xã hội, chủ rừng, các nhà khoa học, các dự án phát triển và đại diện cộng đồng của 02 tỉnh là Gia Lai và Đak Lak. Hoạt động của dự án có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý và các tổ chức xã hội cũng như cộng đồng của 2 tỉnh. Mục tiêu của hội thảo lần này nhằm chia sẻ các kết quả, bài học từ các mô hình thúc đẩy cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là hai tỉnh Đak Lak và Gia Lai; tạo diễn đàn cho cộng đồng, các tổ chức xã hội và các cơ quan quản lý chia sẻ những ý tưởng và kiến nghị về thực hành và chính sách cho các tỉnh Tây Nguyên nhằm quản trị tốt tài nguyên thiên nhiên ở khu vực này.
Khu vực Tây Nguyên là địa phương có tính đa dạng sinh học cao, hiện còn lưu trữ nhiều giá trị về sinh thái và văn hóa. Tuy nhiên, nơi đây hiện đang phải chịu những sức ép ngày càng gia tăng từ quá trình phát triển kinh tế, xã hội cũng như mức độ gia tăng dân số địa phương và quá trình di cư, bên cạnh đó còn có những thách thức về suy thoái môi trường, tài nguyên thiên nhiên và Biến đối khí hậu gây ra những tác động đáng kể. Những thách thức về môi trường của Tây Nguyên đã được nhận diện và tìm hướng giải quyết thông qua các chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước cũng như các tổ chức trong và ngoài nước.
Từ năm 2017 đến nay, Dự án Quản trị Tài nguyên nước do tổ chức Oxfam tài trợ được thực hiện bởi 03 đơn vị là Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pan Nature), Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Việt) và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) thực hiện tại Gia Lai và Đak Lak. Tại Gia Lai dự án hướng tới xây dựng cơ chế phối hợp quản lý rừng với sự tham gia của người dân ở khu vực hành lang nối giữa Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Trong khi đó, tại tỉnh Đak Lak dự án đã tăng cường năng lực và sự tham gia cho các chi hội nghề cá trong lưu vực sông Sre Pok, thiết lập mô hình đồng quản lý sử dụng mặt nước tại hồ Lak.
Mặc dù còn nhiều thách thức và hạn chế, một số mô hình bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia của cộng đồng bước đầu đã chứng minh được hiệu quả, góp phần vào công tác giữ gìn các hệ sinh thái rừng, nguồn nước và đa dạng sinh học.
Quản trị tài nguyên Nước – Hiệu quả triển khai tại tỉnh Đắk Lắk
Thời gian qua, Dự án “Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong quản trị tài nguyên tại khu vực Tây Nguyên, Việt Nam” hỗ trợ phục hồi sinh kế từ những mô hình kinh tế phù hợp tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã phát huy hiệu quả. Đây là dự án do 03 tổ chức đồng thực hiện là: Trung tâm Thiên nhiên và Con người, Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Nước Việt Xanh và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội. Trong đó, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) đảm trách thực hiện mảng tài nguyên nước và thủy sản tại tỉnh Dak Lak.
Đăk Lak – Địa phương có điều kiện tự nhiên đặc trưng
Đắk Lắk có hệ thống sông suối phong phú cùng hàng trăm hồ chứa và hồ tự nhiên lớn nhỏ, với tổng diện tích hơn 42.000 ha. Nổi bật, các nhánh sông Sêrêpốk chảy qua địa bàn Đắk Lắk được xem là nơi có nguồn lợi thủy sinh vật tự nhiên phong phú nhất của hệ thống sông Mê Kông ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh chóng về kinh tế – xã hội đã tạo nên một áp lực lớn về tài nguyên nước, nhất là nhu cầu về nước cho sinh hoạt và sản xuất ngày càng cao, các nguồn nước mặt bị khai thác quá mức; khai thác thủy sản bằng các ngư cụ hủy diệt và khai thác thủy sản không đúng mùa vụ; cùng với việc các công trình thủy điện chắn dòng ảnh hưởng đến quá trình di cư sinh sản của các đối tượng đã làm sản lượng khai thác sụt giảm nghiêm trọng. Mặt khác do biến đổi khí hậu, Đắk Lắk đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề liên quan tới nước như hạn hán, bão lụt và các loại thiên tai khác. Nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong quản trị nước, bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao đời sống của các cộng đồng địa phương trong lưu vực sông Srepok theo hướng bền vững.
Hiệu quả từ hoạt động nâng cao nhận thức về Quản trị tài nguyên Nước
Triển khai từ đầu năm 2016, trong khuôn khổ hoạt động dự án “Quản trị tài nguyên Nước” Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) đã thành lập 4 mô hình sinh kế cộng đồng tại 03 thôn Ea Tung (huyện Krông Ana), thôn Tân Phú và Na Wer (huyện Buôn Đôn) và xã Yang Tao (huyện Lak). Nhờ trao quyền tự chủ cho người dân, hỗ trợ nguồn vốn bình quân từ 25.000.000đ – 50.000.000đ/ nhóm, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, giám sát chặt chẽ đã giúp các hộ dân thay đổi nhận thức về quản trị tài nguyên nước, đầu tư sản xuất chăn nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên cải thiện cuộc sống.
Trong quá trình hoạt động dự án, CSRD đã triển khai các lớp tập huấn nhằm trang bị cho các hộ dân kiến thức và kỹ năng thực tế trong tổ chức và điều hành các nhóm nông dân, lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh theo hình thức liên kết nhóm hộ, tiếp thu các vấn đề về khoa học kỹ thuật nông nghiệp áp dụng vào sản xuất để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập…
Bà Phạm Thị Diệu My, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội – Huế cho biết: “Từ những hoạt động nâng cao nhận thức về quản trị nước tại tỉnh Đắk Lắk đã góp phần thúc đẩy sự tham gia của các nhóm cộng đồng vào quản trị tài nguyên nói chung, tài nguyên thủy sản nói riêng. Dự án còn tổ chức các hoạt động nghiên cứu, đánh giá, phát triển cộng động, vận động chính sách và các nội dung lồng ghép khác. Các mô hình sinh kế cộng đồng tại Đắk Lắk bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực đối với công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại địa phương, đóng góp vào bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao đời sống các cộng đồng địa phương một cách bền vững”.
Mô hình sinh kế cộng đồng với tiêu chí lấy cộng đồng làm trung tâm phát triển chính
Anh Mạc Văn Thanh, nhóm phó Nhóm thủy sản Tân Phú chia sẻ: “Tổ hoạt động với 15 thành viên đến từ các hộ gia đình khác nhau trong thôn, mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá trên hồ thủy điện Sêrêpôk 3. Tham gia nhóm, các hộ được hỗ trợ nuôi cá tập trung thành một lồng lớn có diện tích 360m2, thả nuôi các loại cá lóc, cá rô phi, cá trắm… Trong quá trình nuôi, các thành viên trong nhóm cùng nhau phân công chăm sóc và canh giữ lồng nuôi cá, chấp hành quy định về sử dụng thức ăn sạch, không dùng chất cấm”.
Nuôi cá nước ngọn trong ao của Nhóm thủy sản Ea Tung, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk cũng là mô hình sinh kế mang lại hiệu quả cao cho 12 thành viên trong nhóm. Sau hơn 3 năm thực hiện mô hình, cái được nhất khi tham gia nhóm thủy sản này là các thành viên đều được tập huấn và áp dụng kỹ thuật vào chăm sóc từ khâu xử lý ao nuôi đến chăm sóc, cách chế biến thức ăn, cho cá ăn sao cho đúng cách nên đã hạn chế tối đa dịch bệnh, đồng thời chất lượng cá được đảm bảo và nâng cao thu nhập cho các thành viên. Hiện nay, cùng với chăm sóc ao cá chung rộng 3.000 m2 của nhóm, các hộ thành viên còn truyền đạt kinh nghiệm mở rộng diện tích nuôi cá tại gia đình kết hợp với nuôi heo lai rừng và sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những kết quả bước đầu của mô hình nuôi cá nước ngọt tập trung theo nhóm hộ thôn Ea Tung, xã Ea Na, huyện Krông Ana đang là một trong những hướng phát triển kinh tế mới, vừa đem lại hiệu quả thiết thực, vừa giúp các hộ dân gắn bó giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Các mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định về mặt kinh tế cho các hộ nuôi tham gia, giá thành và đầu ra đều rất ổn định. Bên cạnh các giá trị về mặt kinh tế, mục tiêu và lợi ích hoạt động chính của nhóm khi tham gia dự án là bảo đảm phát triển các hoạt động sinh kế, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững, khai thác và quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước ở khu vực sông Sêrêpôk. Trong thời gian tới, các nhóm đang có dự định phát triển và mở rộng quy mô của lồng nuôi; thành lập và kết nối các hợp tác xã hoạt động về thủy sản; xây dựng mô hình du lịch tham quan cộng đồng với các điểm nhấn là hồ nuôi cá lồng, vườn tiêu, vườn cam quýt với phương thức canh tác hữu cơ…
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó vụ trưởng Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi Thủy sản, Tổng cục Thủy sản chia sẻ thêm: “Cùng với thực hiện các mô hình thúc đẩy sự tham gia của của cộng đồng trong quản lý tài nguyên thủy sản, Dự án “Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong quản trị tài nguyên tại khu vực Tây Nguyên, Việt Nam” tại tỉnh Đắk Lắk còn xây dựng xây dựng mô sản xuất và kinh doanh theo hình thức liên kết nhóm hộ. Dự án đã hỗ trợ thành lập Tổ hợp tác Tân Phát vào năm 2016. Tổ hợp tác chuyên sản xuất hồ tiêu, cà phê sạch tại xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn được triển khai dựa trên nhu cầu thực tế và đề xuất của chính các hộ dân nơi đây. Tham gia sản xuất theo hình thức liên kết nhóm, ngoài việc thay đổi nếp nghĩ cách làm, các thành viên còn giúp đỡ nhau bằng hình thức xây dựng quỹ nhóm, cho vay xoay vòng để đầu tư vào sản xuất.”.
Chú trọng tái tạo nguồn lợi thủy sản, khai thác thủy sản theo hướng bền vững
Để tái tạo, bổ sung nguồn lợi thủy sản, từ năm 2016 đến nay, Dự án “Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong quản trị tài nguyên tại khu vực Tây Nguyên, Việt Nam” phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng hỗ trợ các biện pháp thả cá bổ sung, khuyến khích đánh bắt, khai thác thủy sản và các sáng kiến sinh kế bền vững kết hợp với bảo tồn các hệ sinh thái tại một số hồ tự nhiên, các khu vực ven sông cho các chi hội nghề cá Na Wer, huyện Buôn Đôn; chi hội nghề cá Hồ Lắk và chi hội nghề cá Liên Sơn, huyện Lắk. Theo đó, các chi hội nghề cá được tham quan thực tế mô hình quản lý tài nguyên nước, quản lý mặt nước tại một số tỉnh trong khu vực; chia sẻ kinh nghiệm, cách thức hoạt động, quy chế quản lý của chi hội Nghề cá; tham gia các hoạt động bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chính sách liên quan đến phát triển nguồn lợi thủy sản trong môi trường tự nhiên. Đồng thời qua các đợt thả cá bổ sung, Chi cục Thủy sản Đắk Lắk cũng đã lồng ghép tuyên truyền các văn bản, quy định của Nhà nước về lĩnh vực thủy sản để cán bộ địa phương, các tổ chức, cá nhân được giao quản lý hồ, đập và nhân dân hiểu và nghiêm túc thực hiện nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng các mô hình sinh kế cộng gắn với bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững, khai thác và quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước đang là hướng đi đúng đắn và cần thiết đối với tỉnh Đăk Lak nói riêng và cả nước nói chung.
There is not any point in playing
Of course, when you are playing free slots, it is important to remember to boku casino sites read the rules and know when to stop.
for cash that you cannot afford to lose.
Tổng kết dự án phân loại rác thải tại các trường học
Sáng ngày 23/5/2019, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Chương trình tái chế rác thải đô thị nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm chất thải nhựa trong thành phố, trên sông và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Mục đích của hội thảo lần này nhằm trình bày các kết quả thực hiện dự án và chia sẻ các bài học kinh nghiệm; lắng nghe những ý kiến đóng góp và ý tưởng của các đại biểu cho những dự án tiếp theo.
Tại buổi hội thảo đại diện phía dự án cũng như 06 trường học tham gia đã cùng chia sẻ thông tin, quá trình thực hiện dự án, rút ra các bài học kinh nghiệm cũng như cùng nhau thảo luận phương án duy trì và thực hiện hoạt động phân loại rác thải trong thời gian tới.
Tính đến thời điểm hiện tại, các trường đã thu gom được 1.480,76kg rác thải nhựa/kim loại, 1.098,2kg rác thải giấy, số tiền bán rác thải tái chế thu được là 6.386.920đ. Toàn bộ số tiền bán được được các trường bổ sung vào quỹ sinh hoạt của trường.
Trong thời gian tới, CSRD sẽ tiến hành mở rộng hoạt động thêm ở 03 trường là trường THCS Phạm Văn Đồng, Tiểu học Vĩnh Dương và Thái Dương (xã Hải Dương). Tại hội thảo, 09 trường tham gia dự án đều cam kết sẽ duy trì và thực hiện các hoạt động phân loại rác thải, tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho các bạn học sinh về bảo vệ môi trường.
Sáng tạo quà tặng tri ân thầy cô từ vật liệu tái sử dụng
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) phối hợp cùng trường THCS Trần Cao Vân tổ chức chương trình ngoại khoá “Hội thi chúng em khéo tay: Quà tặng thầy cô từ vật liệu tái sử dụng” trong khuôn khổ dự án “Chương trình tái chế rác thải đô thị nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm rác thải nhựa trong thành phố, trên sông và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế” do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kì (USAID) tài trợ.
32 lớp thuộc 4 khối học của trường đã tham gia vào hội thi. Với các nguyên liệu chủ yếu từ rác tái chế, các bạn học sinh đã cùng nhau hoàn thành rất nhiều các tác phẩm có ý nghĩa để tặng các thầy cô giáo nhằm tri ân các thầy cô giáo trong dịp chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11.
Hoạt động ngoại khoá ngày 20/11/2018
Người đăng: Trường THCS Trần Cao Vân Huế vào Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2018
Tham quan học tập mô hình quản trị tài nguyên nước ở xã Quảng Lợi – Thừa Thiên Huế
Trong khuôn khổ dự án “Quản trị tài nguyên Nước”, ngày 29/8/2018 Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội đã tổ chức tour tham quan học tập Mô hình Quản trị tài nguyên Nước dành cho các đại diện của Chi hội Nghề cá các cấp tỉnh Đak Lak.
Mục đích của tour tham quan học tập lần này nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng thông qua chia sẻ các kinh nghiệm thực tế trong quản trị nguồn nước nước dựa vào cộng đồng, xây dựng mạng lưới giữa các cộng đồng và các bên liên quan khác để chia sẻ các bài học về quản trị tài nguyên thiên nhiên trong lưu vực sông của các địa phương.
Đại diện các Chi hội Nghề cá đã được tham quan mô hình quản lý tài nguyên nước, quản lý mặt nước của Chi hội Nghề cá xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, tìm hiểu hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản như đổ nò, câu cá, bỏ chuôm,… của ngư dân khu vực đầm phá Tam Giang, khu vực đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Tại đây, các đại biểu đã được nghe ông Hà Binh – đại diện Chi hội Nghề cá xã Quảng Lợi chia sẻ kinh nghiệm, cách thức hoạt động, quy chế quản lý của Chi hội Nghề cá.
Trong những năm trở lại đây nguồn tài nguyên thủy hải sản khu vực đầm phá đang suy giảm, Hội nghề cá tỉnh cùng với chi hội nghề cá xã Quảng Lợi đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Chi hội Nghề cá xã Quảng Lợi là đơn vị đi đầu trong việc thực hiện và góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chính sách liên quan đến phát triển nguồn lợi thủy sản khu vực đầm phá. Những hoạt động của Chi hội Nghề các xã Quảng Lợi đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn nguồn lợi thủy sản, quản lý và phát triển bền vững tài nguyên Nước ở khu vực đầm phá.
Bên cạnh các hoạt động về khai thác và bảo vệ nguồn tài Nước, xã Quảng Lợi còn chú trọng đến việc kết hợp phát triển du lịch cộng đồng, du lịch phát triển bền vững dựa vào nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên như: phát triển du lịch rừng ngập mặn, khám phá đầm phá, các loại hình du lịch đi kèm như canh tác rau sạch, nghề truyền thống,…tạo ra chuỗi các hoạt động du lịch liên kết, đáp ứng nhu cầu tham quan học tập, tìm hiểu và khám phá các giá trị mà tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng mang lại cho cộng đồng.
Ủng hộ 260 suất quà cho cộng đồng miền Trung bị lũ lụt tỉnh Quảng Bình
Ngày 10/12/2016 hoạt động ủng hộ “Lũ lụt miền Trung” đã trao 260 suất quà cho 96 hộ dân ở xã Văn Hóa, 80 suất quà cho các em học sinh ở trường tiểu học Văn Hóa huyện Tuyên Hóa và 84 suất quà cho trường tiểu học số 1 Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Hoạt động ủng hộ do 03 tổ chức phối hợp thực hiện là Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD), Hội Hữu nghị Việt – Úc tại Huế (VAFA) và Cựu học sinh Úc tại Việt Nam (VGAC). Hoạt động đã quyên góp được 35.645.350đ tiền mặt và rất nhiều quần áo, vật dụng sinh hoạt của nhiều nhà hảo tâm trong cả nước gửi đến đồng bào vùng lũ lụt. Hoạt động đã diễn ra vào tháng 15/10/2016 và kéo dài đến 30/11/2016.
Khu vực miền Trung không năm nào không hứng chịu các đợt lũ lụt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến đời sống của người dân. Chỉ trong tháng 10/2016 người dân tỉnh Quảng Bình đã phải hứng chịu 2 trận lũ lớn liên tiếp, nước lũ dâng cao và nhanh khiến người dân không kịp di chuyển tài sản lên cao. Ông Nguyễn Xuân Phước – xã Văn Hóa chia sẻ: “Sau lũ cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn qua đây chúng tôi xin chân thành cám ơn những tấm lòng của các nhà tâm đã quan tâm đến người dân ở xã nghèo của chúng tôi”. Giá trị suất quà và số lượng quà không nhiều nhưng mong muốn sẽ phần nào giúp cho các gia đình và các em học sinh vùng lũ lụt vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và học tập.
CSRD
“Chia sẻ kết quả đánh giá tác động giới trong các dự án thủy điện tại Lào và Việt Nam”
Ngày 25/11, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển tư vấn bền vững tài nguyên nước và biến đổi khí hậu (CEWAREC) cùng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CRSD) đã tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kết quả đánh giá tác động giới trong các dự án thủy điện tại Lào và Việt Nam”.
Hội thảo có sự tham gia của Tổng cục Môi trường Việt Nam, Vụ Bình đẳng Giới -Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Việt Nam, Tổ chức UNWomen tại Việt Nam, Tổ chức quốc tế OXFAM, các công ty thủy điện ở khu vực Tây Nguyên và miền Trung Việt Nam, đại diện người dân và chính quyền địa phương của tỉnh Đắk Lắk, Thừa Thiên – Huế; sự tham dự của đại diện Bộ Năng lượng và Khoáng sản Lào, Bộ Tài Nguyên và Môi trường Lào, Hội Phụ nữ Lào.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc CEWAREC khẳng định, Hội thảo lần này nhằm chia sẻ các bài học kinh nghiệm liên quan đến quá trình thực hiện đánh giá thí điểm về tác động giới tại Lào và Việt Nam; cải thiện bộ công cụ Đánh giá tác động giới được thiết kế bởi tổ chức Oxfam. Đồng thời, thông qua đó, xây dựng kế hoạch cho các hoạt động tiếp theo của dự án và các kế hoạch phát triển giới trong lĩnh vực thủy điện ở Lào và Việt Nam.
Tại Hội thảo, chia sẻ về quá trình thực hiện và kết quả của dự án Đánh giá tác động giới (GIA) ở Việt Nam, bà Phan Thị Ngọc Thúy – Phó giám đốc CSRD cho biết, để hiểu rõ hơn những tác động của thủy điện đến giới tại những cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thủy điện A Lưới, thủy điện Srepok 3…, bà Thúy nêu lên một số khuyến nghị như: Cần thiết phải nâng cao nhận thức về giới và phát triển, trong đó sự tiến bộ của phụ nữ cần trở thành một tiêu chí đánh giá hiệu quả của dự án thủy điện; nâng cao nhận thức về đánh giá tác động giới, coi đây là cơ sở để tiếng nói của cả phụ nữ, nam giới và cộng đồng được phản ánh hướng tới sự phát triển chung của cộng đồng và ngành năng lượng; đánh giá tác động giới phải là một quá trình và vẫn là phương thức mới ở Việt Nam, cần được thí điểm, rút kinh nghiệm để hoàn thiện…
Tại Hội thảo, chia sẻ về dự án đánh giá tác động giới, bà Ninpaseuth Xayaphonesy – đại diện Hội Phụ nữ Lào cho biết, Hội phối hợp với Bộ Năng lượng và Khoáng sản Lào, Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào để triển khai công tác đánh giá giới. Đồng thời, trong quá trình thực hiện dự án, việc kết nối với cơ sở mà trực tiếp cả các già làng, trưởng bản cùng chính quyền các địa phương cơ sở nơi dự án thủy điện triển khai cũng được tăng cường nhằm nâng cao nhận thức về giới, đánh giá giới, phục vụ hiệu quả quá trình phát triển.
Bổ sung thêm các phân tích về đánh giá tác động giới trong các dự án thủy điện, ông Nguyễn Quý Hạnh – Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thừa Thiên – Huế khẳng định, cần nhắc lại một lần nữa sự phân công lao động, vai trò, tác động của phát triển thủy điện, trong đó nhấn mạnh tới sự cân bằng giới cũng như nâng cao nhận thức về giới và phát triển, nhận thức về đánh giá tác động giới phục vụ cho sự phát triển.
Ông Lê Khánh Lương – Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐ-TB&XH) đề xuất, cần luật hóa việc đánh giá tác động trong quá trình xây dựng và thẩm định các dự án, hạ tầng lớn; nâng cao kiến thức, kỹ năng phân tích giới, lồng ghép giới cho những người xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật và các chương trình dự án; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan soạn thảo, thẩm định, thẩm tra văn bản, dự án cũng như xác định rõ trách nhiệm và các biện pháp xử lý đối với việc không tuân thủ quy định lồng ghép giới, đánh giá tác động giới…
Nhân dịp này, Hội thảo cũng dành thời gian đóng góp ý kiến cho Sổ tay hướng dẫn quản lý môi trường và xã hội các dự án thủy điện nhỏ tại Việt Nam do Viện khoa học môi trường và phát triển (VESDEC) cùng các chuyên gia trong nước xây dựng./.
Nguồn: Hà Anh – Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thuê xe đưa đón đại biểu tham gia hội nghị
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) sẽ tiến hành hoạt động dự án “Thúc đẩy cách tiếp cận có sự tham gia để phát triển thủy điện và giám sát ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam” do tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) tài trợ.
Theo đó hoạt động 3 – RLS 2016 của dự án sẽ tiến hành tổ chức hội nghị đối thoại với tên gọi “Vì sự phát triển thủy điện bền vững khu vực miền Trung, Tây Nguyên” được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng vào ngày 6/12/2016.
Chúng tôi đang muốn thuê xe dịch vụ để đưa đón đại biểu tham dự hội nghị, nội dung thuê xe cụ thể như sau:
1. Thuê xe Huế đi Đà Nẵng (2 chiều) từ ngày 5/12/2016 đến ngày 7/12/2016
– Xe 7 chỗ từ Huế vào Đà Nẵng
– Xe 7 chỗ từ A Lưới đi Đà Nẵng
– Xe 30 chỗ Huế đi Đà Nẵng
2. Thuê xe tại Tam Kỳ (2 chiều) từ ngày 5/12/2016 đến ngày 7/12/2016
– Xe 7 chỗ từ Phước Sơn đi Đà Nẵng
– Xe 7 chỗ từ Đại Hồng đi Đà Nẵng
– Xe 7 chỗ Tam Kỳ đi Đà Nẵng
3. Thuê xe tại Đak Lak và Đak Nông (2 chiều) từ ngày 5/12/2016 đến ngày 7/12/2016
– Xe 7 chỗ từ Xã Quảng Hòa, Đak Nông đi Đà Nẵng
– Xe 30 chỗ từ Krông Ana, Đak Lak đi Đà Nẵng
Mọi thông tin liên hệ xin vui lòng liên lạc theo số điện thoại 054.3837714 gặp chị Trần Mai Hương – Cán bộ dự án.
Email: huong.csrd@gmail.com
CSRD
Ủng hộ người dân miền Trung vùng lũ lụt
Khúc ruột miền Trung hầu như năm nào cũng chịu nhiều tác động của thiên tai. Với những cảnh tượng người dân đang gồng mình chống chọi với lũ lụt không khỏi khiến nhiều người phải xót xa.
Với tiêu chí hoạt động vì sự phát triển vững mạnh của cộng đồng, CSRD mong muốn cùng các bạn quyên góp, ủng hộ để giúp đỡ người dân miền Trung vùng bão lụt theo 2 hình thức như sau:
1. Các vật dụng như: sách, vở, áo quần, đồ dùng sinh hoạt, chăn, màn, mì gói, gạo,… xin vui lòng liên lạc và gửi về:
– Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD)
– Địa chỉ: 2/33 Nguyễn Trường Tộ, Tp Huế
– Điện thoại: 054.3837714 – DĐ: 01214547296 (Tâm)
2. Ủng hộ bằng tiền xin vui lòng chuyển về
– Tên tài khoản: Trần Thị Thanh Tâm
– Số tài khoản: 0400.3136.6323
– Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Thành phố Huế
– Nội dung giao dịch: LŨ LỤT MIỀN TRUNG
(CSRD sẽ cập nhật chi tiết từng cá nhân ủng hộ trên trang fanpage:https://www.facebook.com/csrdhue/ )
Chúng tôi sẽ thay thay mặt những nhà hảo tâm, những người quyên góp, ủng hộ trao gửi những vật dụng mà các bạn đã đóng góp để gửi đến người dân vùng thiên tai.
CSRD rất mong nhận được sự chung tay vì cộng đồng của những tấm lòng hảo tâm và mong muốn thông tin này được đến nhiều hơn với nhiều những người hảo tâm hơn nữa.
Website: csrd.vn
CSRD