Chuyến thăm rừng ngập mặn của đoàn làm phim VTV1

Trong chuyên mục tìm hiểu các mô hình phòng chống thiên tai tiêu biểu, đoàn làm phim của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) đã có chuyến thăm rừng ngập mặn tại thôn Vĩnh Trị, xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 22/11/2019.

Ban quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn tham gia cùng đoàn làm phim.

Tại đây, đoàn làm phim đã được lắng nghe người dân chia sẻ về lợi ích của rừng ngập mặn đối với cuộc sống, các hoạt động sinh kế đánh bắt và khai thác thủy sản cũng như lợi ích trong việc phòng chống thiên tai mà rừng ngập mặn đã mang lại; tham gia hoạt động giám sát và bảo vệ rừng, cùng người dân trải nghiệm hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản trên phá Tam Giang, trực tiếp thực hiện những thướt phim chân thực về cuộc sống người dân khu vực đầm phá.

Rừng ngập mặn sau gần 2 năm trồng, có cây đã cao hơn 2m, tán rộng.

3,2ha Bần đã được Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) phối hợp cùng chính quyền và người dân địa phương trồng tại thôn Vĩnh Trị từ hơn 2 năm về trước. Theo đánh giá và chia sẻ của ban quản lý và bảo vệ rừng thì diện tích rừng ngập mặn phát triển khá tốt, tỷ lệ sống đạt gần 80%. Công tác quản lý và bảo vệ rừng chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào về việc chặt phá cây rừng hay đánh bắt thủy sản trái phép trong khu vực rừng trồng.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và diễn biến cực đoan của các hiện tượng thiên tai, bão lũ hiện nay, việc phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển được xem là giải pháp tối ưu và đang được áp dụng phổ biến tại khu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi tiến hành trồng rừng, phía dự án đã hỗ trợ nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ và quản lý rừng trong 06 tháng. Hỗ trợ nguồn vốn vay 30.000.000đ cho vay đối với các hộ gia đình có nhu cầu phát triển kinh tế gia đình, đồng thời tạo cơ chế để các hộ vay vốn tham gia vào việc chăm sóc, bảo vệ rừng ngập mặn, nguồn vốn này được cho vay luân chuyển với lãi suất 4%/ năm. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng ban hành quyết định thành lập Ban quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn, phối hợp cùng người dân thường xuyên theo dõi, giám sát, chăm sóc và bảo vệ rừng.

Hoạt động khai thác thuỷ sản trên Phá Tam Giang.
Niềm vui lao động, khai thác thuỷ sản trên phá của người dân.

Ông Ngô Văn Dũng – thôn Vĩnh Trị, thành viên ban quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn chia sẻ: “Cũng nhờ khu rừng ngập mặn này, tôm cá bây giờ nhiều hơn, ngày xưa là không có như vậy đâu, nguồn lợi thủy sản tăng cải thiện rất nhiều thu nhập cho bà con. Trong mùa mưa bão, khu rừng này cũng che chắn rất nhiều cho các hồ nuôi tôm, bảo vệ phần đê nằm ven phá, giúp hạn chế xói mòn, sạt lở”.
Ông Lê Xuân Hướng – Phó Chủ tịch UBND cho biết: “Đa phần người dân trong xã đều có ý thức bảo vệ diện tích rừng ngập mặn đã được trồng vì họ nhận thấy được giá trị, cũng như lợi ích mà rừng ngập mặn đã mang lại đối với cuộc sống cũng, nguồn lợi sinh kế cũng như công tác PCTT”.
Trong thời gian tới, địa phương có kế hoạch mở rộng diện tích rừng ngập mặn, xây dựng và phát triển du lịch sinh thái, du lịch dựa vào cộng đồng giúp phát triển kinh tế của địa phương, đa dạng hóa các loại hình du lịch trải nghiệm, du lịch phát triển bền vững.

Chia sẻ của ông Ngô Văn Dũng – thôn Vĩnh Trị, xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế về lợi ích của rừng ngập mặn đối với đời sống của người dân địa phương.

PHÓNG SỰ: Hiệu quả nâng cao nhận thức về quản trị tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Lắk

Triển khai từ đầu năm 2016, trong khuôn khổ hoạt động dự án “Quản trị tài nguyên Nước” Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) đã thành lập 4 mô hình sinh kế cộng đồng tại 03 huyện Lắk, Buôn Đôn và Krông Ana.

Nhờ trao quyền tự chủ cho người dân, hỗ trợ nguồn vốn bình quân từ 25.000.000đ – 50.000.000đ/ nhóm, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, giám sát chặt chẽ đã giúp các hộ dân thay đổi nhận thức về quản trị tài nguyên nước, đầu tư sản xuất chăn nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên cải thiện cuộc sống.
Trong quá trình hoạt động dự án, CSRD đã triển khai các lớp tập huấn nhằm trang bị cho các hộ dân kiến thức và kỹ năng thực tế trong tổ chức và điều hành các nhóm nông dân, lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh theo hình thức liên kết nhóm hộ, tiếp thu các vấn đề về khoa học kỹ thuật nông nghiệp áp dụng vào sản xuất để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập…

Các mô hình sinh kế cộng đồng tại Đắk Lắk bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực đối với công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại địa phương, đóng góp vào bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao đời sống các cộng đồng địa phương một cách bền vững.

Giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Dự án “Chương trình tái chế rác thải đô thị nhằm giảm thiểu ô nhiễm chất thải nhựa trên sông, trong thành phố và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế” do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) thực hiện từ tháng 8/2018 đến 5/2019 với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
06 trường học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cùng tham gia dự án là trường THCS Phan Sào Nam, Trần Cao Vân, Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Quốc Học, Bùi Thị Xuân – Thành phố Huế và THCS Hoàng Kim Hoán – xã Hải Dương.
Tính đến thời điểm hiện tại, các trường đã thu gom được 1.480,76kg rác thải nhựa/kim loại, 1.098,2kg rác thải giấy, số tiền bán rác thải tái chế thu được là 6.386.920đ. Toàn bộ số tiền bán được được các trường bổ sung vào quỹ sinh hoạt của trường.
Trong thời gian tới, CSRD sẽ tiến hành mở rộng hoạt động thêm ở 03 trường là trường THCS Phạm Văn Đồng, Tiểu học Vĩnh Dương và Thái Dương (xã Hải Dương).

Tin dự án: Hoạt động phân loại tái chế tại các trường học

Trong khuôn khổ dự án “Chương trình tái chế rác thải đô thị nhằm giảm thiểu ô nhiễm chất thải nhựa trong thành phố, trên sông và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế” do CSRD thực hiện với sự tài trợ của USAID nhiều hoạt động bổ ích và hấp dẫn về chủ đề rác thải nhựa đã được diễn ra tại các trường học.

Tham gia các hoạt động này, các em học sinh được cung cấp thêm nhiều kiến thức liên quan, hiểu rõ hơn tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường qua đó nhằm nâng cao nhận thức của các bạn học sinh trong việc bảo vệ môi trường.
Nguồn: trt.com

Phụ nữ với giải pháp tăng khả năng phòng chống giảm nhẹ thiên tai

Phụ nữ với giải pháp tăng khả năng phòng chống giảm nhẹ thiên tai

Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương nằm trong vùng thường bị ảnh hưởng bão lụt, những năm qua với sự chỉ đạo của Trung ương, địa phương, sự vào cuộc của các ban ngành, sự hỗ trợ của các dự án quốc tế; nhiều giải pháp phòng chống giảm nhẹ thiên tai, thích ứng chống chịu với biến đổi khí hậu được triển khai.

Cùng với các cấp, ngành của tỉnh, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động phòng chống giảm nhẹ thiên tai phù hợp với tình hình thực tế tại mỗi địa phương, trong đó phụ nữ là lực lượng quan trọng được đặc biệt quan tâm.

Nguồn: trt.vn/TintứcSựkiện/Phóngsựngắn

Phụ nữ, EbA và Chống chịu với lũ lụt ở Miền Trung, Việt Nam

Phụ nữ, EbA và Chống chịu với lũ lụt ở Miền Trung, Việt Nam

Trong những năm qua, lũ lụt đã ảnh hưởng đến hàng nghìn người dân của tỉnh Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam.
Đặc biệt là khu vực ven biển thấp trũng và khu vực đô thị thành phố Huế liên tục chịu ảnh hưởng của lũ lụt ven biển, sông và lượng mưa lớn. Cùng với tác động của Biến đổi khí hậu, quá trình gia tăng dân số và đô thị hóa khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của lũ lụt. Đối tượng đặc biệt dễ bị tổn do tác động của lũ lụt là phụ nữ. Mặc dù phụ nữ là những người đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các nguồn tài nguyên tự nhiên và môi trường, họ có kinh nghiệm và kiến thức để tăng sức chống chịu cho cộng đồng, tuy nhiên họ chỉ đóng một vai trò nhỏ ở cấp độ xây dựng chính sách. Thông qua kết hợp sử dụng phương pháp Thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA) và Tăng cường vai trò của phụ nữ trong quản lý rủi ro thiên tai (DRM) và Thích ứng Biến đổi khí hậu (CCA), dự án ResilNam muốn góp phần tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bộ phim tài liệu dự án này muốn hỗ trợ một các tiếp cận sáng tạo bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về cuộc sống hằng ngày của những người phụ nữ tham gia vào dự án ResilNam, dễ hiểu và dễ tiếp cận với công chúng.

Phóng sự: Nâng cao nhận thức về thuốc Bảo vệ thuốc trừ sâu

Phóng sự: Nâng cao nhận thức về thuốc Bảo vệ thuốc trừ sâu

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Quảng Trị phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) – Huế với sự tài trợ của tổ chức Rosa Luxemburg đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực về quản lý và sử dụng an toàn thuốc Bảo vệ thực vật.

Quảng Trị là tỉnh sản xuất nông nghiệp chủ yếu nên để nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích các cấp, các ngành đã có nhiều biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ người dân áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng năng suất, sản lượng cây trồng trong đó có việc sử dụng các loại thuốc BVTV để phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ mùa màng.
Qua khảo sát thực tế cho thấy người dân canh tác nông nghiệp trên địa bàn sử dụng thuốc BVTV vô cơ số lượng và chủng loại rất lớn, với hơn 4.000 loại thuốc khác nhau. Điều đáng nói hơn là đã xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc coi đây là một phương thức hữu hiệu nhất khi chất lượng đất canh tác ngày càng thấp. Biến đổi khí hậu khiến nhiều đối tượng sâu bệnh phát sinh một cách đột biến so với trước đây. Bên cạnh đó, nhiều người không ngần ngại sử dụng một số loại thuốc không có trong danh mục cho phép, đây chính là những nguyên nhân làm phát sinh tình trạng ô nhiễm đất đai, nguồn nước, môi trường sồng và tác động xấu đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhận thức về tác hại, mối đe dọa của các loại thuốc BVTV của người dân vẫn còn hạn chế.

Tin tức: Nâng cao nhận thức về sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật

Tin tức: Nâng cao nhận thức về sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật

Nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Quảng Trị phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) – Huế đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực.

Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật của huyện Hướng Hóa nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung gia tăng nhanh chóng, dẫn đến nguy cơ mất an toàn thực phẩm, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Cô Lê Thị Mỹ Hạnh – Cán bộ của CSRD chia sẻ: “Thông qua các hoạt động lần này, chúng tôi mong muốn nhận cao nhận thức cho người dân ở huyện Hướng Hóa nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung”.

Khởi động dự án tăng cường khả năng chống chịu với lũ lụt ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khởi động dự án tăng cường khả năng chống chịu với lũ lụt ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngày 27/7/2017 Trung tâm Nghiên cứu và Xã hội (CSRD) phối hợp cùng Viện Khoa học Môi trường và Trái đất của trường Đại học Postdam – Đức tổ chức hội thảo khởi động dự án: “Tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ở vùng đô thị và vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế” tại khách sạn Century, thành phố Huế.

3
Bà Phạm Thị Diệu My chia sẻ các thông tin của dự án tại hội thảo.

Dự án với vốn đầu tư gần 4,5 tỷ đồng, thực hiện chủ yếu dựa trên Phương pháp tăng cường khả năng chống chịu, tích hợp sáng kiến thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA), đây là phương pháp tiếp cận từ dưới lên, toàn diện và cung cấp phương tiện tiềm năng, chú trọng tăng cường vai trò của phụ nữ trong quản lý rủi ro thiên tai (DRM) và thích ứng Biến đổi khí hậu (CCA).

7
Ông Philip Bubeck – trường Đại học Postdam – Đức.

Mục tiêu của hội thảo lần này nhằm giới thiệu các hoạt động trong khuôn khổ dự án đồng thời lấy thêm ý kiến của các bên liên quan trong quá triển triển khai thực hiện. Chúng tôi mong muốn được lắng nghe những chia sẻ, góp ý, trao đổi và học hỏi các kinh nghiệm nghiên cứu, thực hiện dự án liên quan. Hội thảo với sự tham gia của gần 60 đại biểu đến từ tỉnh Thừa Thiên Huế và Hà Nội.

Bà Phạm Thị Diệu My (Giám đốc của CSRD) chia sẻ: “Thừa Thiên Huế là địa phương thường chịu những tổn thương cao do các hiện tượng thiên tai và thời tiết cực đoan, phương pháp EbA là sự lựa chọn phù hợp nhất trong bối cảnh Biến đổi khí hậu như hiện nay bởi tính lâu dài, bền vững và khả năng nhân rộng”.

CSRD

Tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ở vùng đô thị và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ở vùng đô thị và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Trung tâm Nghiên cứu và Xã hội (CSRD) phối hợp cùng Viện Khoa học Môi trường và Trái đất của trường Đại học Postdam – Đức thực hiện dự án: “Tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ở vùng đô thị và vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”. Dự án nhằm tăng khả năng chống chịu với ngập lụt và biến đổi khí hậu.

Dự án sẽ thực hiện phương pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA) tăng cường khả năng phục hồi lũ lụt ở vùng ven biển và vùng đô thị của tình Thừa Thiên Huế. Tập trung vào các vấn đề về giới liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai (DRM) và thích ứng với biến đổi khí hậu (CCA).