Sáng kiến Đánh giá tài nguyên nước (Valuing Water Initiative – VWI) được đưa ra vào năm 2019 như là kết quả của Hội đồng cấp cao về nước từ Liên hiệp quốc và Ngân hàng Thế giới. Sáng kiến này đưa ra 5 nguyên tắc đánh giá tài nguyên nước nhằm tìm kiến sự thay đổi có tính hệ thống về vai trò của nước trong quá trình ra quyết định, để đảm bảo một thế giới có nguồn nước bền vững.
—–
Môi trường là trung tâm của vòng tuần hoàn nước và là một phần không thể thiếu trong mọi khía cạnh của quản lý tài nguyên nước. Nước bắt nguồn trong môi trường và cũng trở lại môi trường với những thứ dơ bẩn từ con người.
Giá trị của môi trường có thể được thể hiện qua vai trò của nó trong khi cung cấp nước cho con người, ví dụ như để uống và sử dụng cho tưới tiêu hoặc công nghiệp, đối phó với các hiện tượng cực đoan như lũ lụt, hoặc góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm.
Điểm giao giữa môi trường và nước có thể được quản lý một cách chủ động để giải quyết các thách thức liên quan đến nước bằng “các giải pháp dựa vào tự nhiên”.
Cách tiếp cận này đặt trọng tâm vào quan niệm cho rằng cơ sở hạ tầng tự nhiên có chức năng giống như công trình hạ tầng xây dựng, đem lại các lợi ích quan trọng cho con người như bảo tồn đa dạng sinh học, ngư nghiệp, giải trí và du lịch cũng như giảm chi phí vận hành liên quan đến nước.
Môi trường nên được ghi nhận như một tài sản phải được duy trì và quản lý, liên quan đến nhiều dịch vụ mà nó cung cấp. Việc xác định giá trị môi trường bằng cách tiếp cận dựa vào tiền tệ sẽ đánh giá thấp nước và đối xử với nó như một thứ hàng hóa.
Vì vậy, các giá trị môi trường nên bao gồm nhiều quan điểm khác nhau về định giá kinh tế, cũng như các niềm tinh văn hóa – xã hội khác.
Phục hồi nước, dinh dưỡng, kim loại quý và năng lượng từ dòng thải là phương tiện tạo ra giá trị tăng thêm.
Khoảng 380 tỷ m3 nước có thể được thu hồi từ khối lượng rác thải được tạo ra hàng năm. Hình thức phục hồi nguồn nước này được kỳ vọng sẽ đạt 470 tỷ m3 vào năm 2030 và 574 tỷ m3 vào năm 2050. Ngoài việc lấy lại chất dinh dưỡng và đạt được lợi ích kinh tế, thì nó cũng đem lại các lợi ích môi trường quan trọng như giảm hiện tượng phú dưỡng.
Nguồn: UNESCO. Valuing water for the Environment. Truy cập tại ĐÂY.