Giá trị văn hóa của tài nguyên nước

Sáng kiến Đánh giá tài nguyên nước (Valuing Water Initiative – VWI) được đưa ra vào năm 2019 như là kết quả của Hội đồng cấp cao về nước từ Liên hiệp quốc và Ngân hàng Thế giới. Sáng kiến này đưa ra 5 nguyên tắc đánh giá tài nguyên nước nhằm tìm kiến sự thay đổi có tính hệ thống về vai trò của nước trong quá trình ra quyết định, để đảm bảo một thế giới có nguồn nước bền vững.


Bản chất thường vô hình của một số giá trị văn hóa xã hội đã thách thức khả năng lượng hóa, tuy nhiên chúng có thể được coi là một trong số những giá trị cao nhất.

Văn hóa trực tiếp ảnh hưởng đến cách giá trị của nước được nhận thức, hình thành và sử dụng. Vì vậy, nhận thức về giá trị của nước và các lợi ích liên quan có thể rất chủ quan. Với bất kì giá trị nào, điều cực kì quan trọng là hiểu được nền tảng văn hóa mà chúng phát sinh và cách thức văn hóa ảnh hưởng tới cách thức chúng được sử dụng.

Giá trị của nước với phúc lợi con người còn vượt xa vai trò của nó trong việc hỗ trợ việc duy trì sự sống, mà còn bao gồm cả sức khỏe tinh thần, phúc lợi tâm linh, cân bằng và hạnh phúc về cảm xúc. Ví dụ, những cảnh quan với nước có giá trị thẩm mỹ đóng góp vào sức khỏe tinh thần.

Không ngạc nhiên khi sự thỏa mãn và hạnh phúc trong cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào nước: nước có thể hấp dẫn con người vì những lý do tâm linh, hoặc thông qua vẻ đẹp thiên nhiên, vì tầm quan trọng của nó với động vật hoang dã hoặc hoạt động giải trí.

Nước đóng một vai trò quan trọng trong các truyền thống dựa vào tín ngưỡng ở khắp nơi trên thế giới. Nước tượng trưng cho các yếu tố đa dạng như chính cuộc sống, là sự thuần khiết, sự đổi mới và sự hòa giải, nhưng cũng có thể là sự hỗn loạn hay sự hủy diệt. Tại một số nơi, nước được xem như một món quà dành cho con người để quan tâm, trong khi những nơi khác lại theo quan điểm nhấn mạnh tầm quan trọng của nước với môi trường và động vật hoang dã. Kết nối giữa nước và nơi chốn thường được xếp vào nhóm “giá trị liên hệ” – thứ rất mạnh mẽ trong nhiều nền văn hóa bản địa.

Định mệnh của loài người gắn chặt vào nước. Theo ngôn ngữ của Bộ lạc sông Whanganui, ‘Ko au te awa, ko te awa ko au’ – nghĩa là ‘Tôi là dòng sông, dòng sông là tôi’, theo Audrey Azoulay – Tổng giám đốc UNESCO.

Nước cũng là yếu tố góp phần gây ra xung đột, như là nguồn gốc của tranh chấp, nhưng tinh thần đối thoại sẽ giúp chuyển hóa các xung đột liên quan đến nước thành sự hợp tác. Vì vậy, nước có thể đôi khi là chỉ dấu xung đột, và/hoặc là đầu mối để hỗ trợ giải quyết xung đột và thiết lập hòa bình. Một nhu cầu cơ bản là sự tham gia có lưu ý về giới một cách hiệu quả và đầy đủ của tất cả các bên liên quan trong việc ra quyết định, cho phép mọi người bộc lộ giá trị của chính họ theo cách họ muốn.

Nước cũng thường là cấu phần nổi bật của các di sản, đem lại cả lợi ích hữu hình và vô hình. Các giá trị này có thể còn mơ hồ khi so sánh với các giá trị từ các phương diện khác như kinh tế, và vì thế thường bị loại bỏ khỏi việc đánh giá giá trị.

 

Nguồn: UNESCO. Cultural values of water. Truy cập tại: http://www.unesco.org/reports/wwdr/2021/en/cultural-values-water

* Ảnh bìa là Công nhân làm sạch hồ Tràng An do Trần Tuấn Việt chụp

Tin tức liên quan