Nước, Lương Thực và Năng Lượng

Nước, Lương Thực và Năng Lượng

Mối quan hệ chặt chẽ giữa nước – lương thực – năng lượng là trọng tâm của phát triển bền vững. Do sự gia tăng đáng kể về dân số toàn cầu, đô thị hóa cũng như sự thay đổi chế độ ăn uống và phát triển kinh tế nên nhu cầu sử dụng ba loại tài nguyên này ngày càng tăng. Nông nghiệp là ngành tiêu thụ tài nguyên nước lớn nhất thế giới và hơn một phần tư năng lượng sử dụng trên toàn cầu được sử dụng cho sản xuất và cung cấp lương thực.

Mối liên kết chặt chẽ giữa các lĩnh vực thiết yếu này đòi hỏi một cách tiếp cận phù hợp nhằm đảm bảo an ninh nước và lương thực, sản xuất năng lượng và nông nghiệp bền vững trên toàn thế giới.    

Nhu cầu gia tăng 

Nước là một nguồn tài nguyên hữu hạn đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người, do đó việc đảm bảo mọi người đều được tiếp cận với nguồn cung ứng nước an toàn là rất quan trọng đối với sự tồn tại và tiến bộ bền vững của nhân loại.   

Ảnh: CSRD

Khi tài nguyên nước ngày càng trở nên dồi dào thì ngành năng lượng và lương thực ngày càng phụ thuộc vào nước. Trên thực tế cả ba ngành này đều là nền tảng của một số Mục tiêu Phát triển Bền vững, điều này nghĩa là các người ra quyết định trong cả ba lĩnh vực này đang tập trung vào quản lý tài nguyên nước và hệ sinh thái; bảo vệ, cung cấp nước và công trình vệ sinh, họ xem đó như là phần của chính sách và thông lệ.  

Năng lượng hỗn hợp 

Sản xuất năng lượng hóa thạch là một ngành đòi hỏi sử dụng nhiều nước, do sản xuất nhiên liệu sinh học và tăng hoạt động khai thác khí đá phiến – hay còn gọi là Fracking – thủy lực cắt phá, vẫn là một phần trọng yếu và đang phát triển trong ngành năng lượng hỗn hợp toàn cầu. Sẽ phải cần nhiều cách thức hỗ trợ hơn nữa trong việc phát triển năng lượng tái tạo sử dụng ít nước, chẳng hạn như thủy điện và gió trước khi có những ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu nước. Ví dụ, năng lượng địa nhiệt có tiềm năng trở thành một nguồn tài nguyên dài hạn, không phụ thuộc vào khí hậu, ít hoặc không tạo khí nhà kính và không tiêu thụ nước.  

Hiệu quả nông nghiệp  

Nông nghiệp có lẽ vẫn là ngành sử dụng nước nhiều nhất vào giữa thế kỷ này. Mặc dù được khuyến khích chuyển đổi sang nhiên liệu sinh học, nhưng việc sản xuất nông nghiệp đòi hỏi sử dụng nước nhiều tương tự như nhiên liệu hóa thạch. Đối với thực phẩm, nhu cầu tiêu thụ cùng với mật độ dân số gia tăng, chúng ta có thể thấy rằng có sự chuyển đổi đáng kể từ chế độ ăn kiêng tinh bột sang tiêu thụ thịt sử dụng nhiều nước và các sản phẩm từ sữa ở nhiều quốc gia có nguồn thu nhập tăng lên. 

Ảnh: CSRD

Các biện pháp hiệu quả trong toàn bộ chuỗi nông sản nông nghiệp có thể tiết kiệm nước và năng lượng như tưới tiêu hợp lý dựa trên thông tin của các nhà cung cấp nước, thúc đẩy nông dân đầu tư vào hệ thống nước của họ để thu lợi nhuận.  

Đáp ứng nhu cầu của các thành phố 

Hầu hết các thành phố phát triển vượt bậc trên thế giới đều nằm ở các quốc gia có thu nhập thấp, nơi các cơ quan công ích bị hạn chế trong việc lập kế hoạch, kiểm soát việc mở rộng và tác động của đô thị đối với nhu cầu nước và năng lượng.  

Có thể giảm mức tiêu thụ nước và cung cấp nguồn nước an toàn hơn bằng các phương pháp như sử dụng nhiều nguồn nước (bao gồm thu hoạch nước mưa và tái sử dụng nước thải), chỉ xử lý nước để sử dụng thay vì xử lý nước theo tiêu chuẩn uống an toàn. Bên cạnh đó cũng có thể loại bỏ chất rắn sinh học trong nước thải và sử dụng để nấu ăn hoặc sưởi ấm thay thế nhiên liệu hóa thạch và giảm khối lượng nước phải xử lý tại nhà máy xử lý nước thải. 

Đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng  

Trên toàn cầu vẫn đáp ứng nước để sản xuất lương thực, tuy nhiên tình trạng an ninh lương thực và dinh dưỡng vẫn còn chưa đảm bảo. Hơn nữa, ở những khu vực khả năng tiếp cận với nước sạch và công trình vệ sinh của người dân còn hạn chế thì bệnh tiêu chảy là một yếu tố chính dẫn đến tử vong, suy dinh dưỡng và giảm năng suất ở trẻ em. 

Ở những vùng khan hiếm nước, cần có những chiến lược thiết thực nhằm bảo vệ nguồn nước sẵn có để duy trì sản xuất nông nghiệp và tránh biến động giá lương thực. Những tiến bộ trong di truyền và công nghệ có thể áp ứng nhu cầu một cách hiệu quả nhất và cho phép cây trồng, vật nuôi, sản xuất cá tăng trưởng bền vững.  

Nguồn: UNWATER –  Water, Food and Energy. 

Truy cập tại ĐÂY.

Tin tức liên quan