Ở Việt Nam tỷ lệ phần trăm dân số sống ở khu vực nông thôn cao, có nghĩa là hơn mười triệu người đang sinh sống và đun nấu sử dụng gỗ làm nhiên liệu là chủ yếu.
Chỉ có 10% dân số sử dụng bếp lò cải tiến, việc dùng bếp lò cải tiến để đun nấu sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn rất nhiều.

Bếp lò cải tiến được thiết kế nhằm đạt hiệu quả cao trong nấu nướng, an toàn, giảm lượng khí thải, giá cả hợp lý, bền và thuận tiện sử dụng.

Dự án được tài trợ bởi tổ chức NCA hỗ trợ cho 180 hộ gia đình sử dụng bếp truyền thống, loại bếp này không hiệu quả khi sử dụng do đó được thay thế bằng bếp lò cải tiến. Chi phí của 1 bếp lò cải tiến là khoảng 140.000đ. Khi sử dụng bếp cải tiến mỗi hộ gia đình sẽ tiết kiệm được khoảng 80.000-90.000đ mỗi tháng cho việc mua nhiên liệu để đun nấu.
Bên cạnh hỗ trợ bếp lò cải tiến dự án cũng đã triển khai lắp đặt hệ thống hầm khí sinh học cho các hộ gia đình có nuôi heo (lợn). Phân lợn đã được chuyển đổi thành khí sinh học để đun nấu. Dự án này cũng lắp đặt hệ thống bình nước nóng năng lượng Mặt Trời trong các trường học tại địa phương, xây dựng vườn rau trên giàn cũng như hướng dẫn người dân về kỹ thuật ủ phân vi sinh.
Theo truyền thống, phụ nữ và trẻ em đã dành nhiều thời gian để thu gom gỗ làm nhiên liệu đun nấu hàng ngày. Nhiều gia đình (nhà hàng nhỏ tại địa phương) sử dụng bếp đun của mình để đun nấu thức ăn hằng ngày cho gia đình, nấu thức ăn cho lợn và để sấy khô các sản phẩm nông nghiệp như thuốc lá, chè, ngô, sắn và cà phê. Các bếp lò truyền thống sử dụng gỗ không đốt cháy nhiên liệu một cách hiệu quả và xuất hiện khói, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra các bệnh về mắt và phổi.
Bếp lò cải tiến tức là bếp có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu, chẳng hạn như rơm rạ thường được đốt cháy trên các cánh đồng. Nhiên liệu khác như vỏ đậu phộng, bắp ngô, mùn cưa và vỏ trấu cũng có thể được sử dụng. Thời gian nấu ăn được cải thiện khoảng 40%, giảm bụi và khói, bếp lò cải tiến được đánh giá là sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn nhiều. Thêm vào đó, các chất thải phát sinh từ các bếp lò, than sinh học có thể được sử dụng làm phân ủ để cải thiện chất lượng đất trong nông nghiệp.
Bằng cách thay đổi sử dụng bếp nấu ăn truyền thống bằng các bếp lò cải tiến sẽ giúp người dân nông thôn cải thiện việc sử dụng năng lượng trong đun nấu, tiết kiệm chi phí hàng tháng về việc không phải mua gỗ, bảo vệ môi trường, hạn chế việc chặt phá rừng, ngăn chặn suy thoái đất và cải thiện sức khỏe cho gia đình.