Ô nhiễm chất thải nhựa ở đại dương hiện nay đang là một vấn đề lớn của toàn cầu cần sự chung tay hỗ trợ và hành động của các cộng đồng quốc tế, quốc gia và địa phương.
Thành phố Huế cũng đang làm nghiêm trọng vấn đề toàn cầu này. Mỗi ngày có gần 20 tấn chất thải nhựa và một trong số đó đã thải ra dòng sông Hương và trực tiếp hướng về biển. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có kế hoạch về Quản lý chất thải Rắn tầm nhìn đến năm 2050, nhưng để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi sự chung tay, tham gia hành động của cả cộng đồng. Dự án nhằm thúc đẩy chiến lược 3Rs (Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế) bằng việc thực hiện các hoạt động phân loại rác thải tại các trường học đã được chọn lựa hướng đến mục tiêu giảm thiểu 5% lượng rác thải. Hoạt động được phổ biến rộng rãi, kết hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí.
Mục tiêu của dự án:
Mục tiêu của dự án nhằm hướng đến việc giảm thiểu và tái chế chất thải nhựa trong và xung quanh thành phố Huế. Chúng tôi sẽ đạt được mục tiêu này thông qua ba tiểu dự án liên kết liên quan đến chất thải rắn trong thành phố, trên sông và ở bờ biển. Dự án đặc biệt phù hợp với các chương trình hỗ trợ của dự án Tái chế rác thải đô thị (MWRP) do USAID tài trợ.
Mục tiêu cụ thể của dự án được mô tả dưới đây:
- Nâng cao nhận thức của học sinh và cộng đồng về những tác động tiêu cực của chất thải nhựa đến môi trường;
- Nâng cao nhận thức và thay đổi thực tế thông qua các phương pháp đổi mới khác nhau để giảm thiểu ô nhiễm chất thải nhựa;
- Giảm thiểu chất thải nhựa ở các trường học địa phương, trên sông Hương và ven biển;
- Thay đổi hành vi và hành động của con người để bảo vệ môi trường.
Kết quả dự án:
Tính đến thời điểm hiện tại, các trường đã thu gom được 1.480,76kg rác thải nhựa/kim loại, 1.098,2kg rác thải giấy, số tiền bán rác thải tái chế thu được là 6.386.920đ. Toàn bộ số tiền bán được được các trường bổ sung vào quỹ sinh hoạt của trường.