Việt Nam là một quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Các cộng đồng ngày càng dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực ngày càng trầm trọng do sự kết hợp giữa phát triển thủy điện và biến đổi khí hậu. Nhiều người Việt Nam, bao gồm cả đàn ông, phụ nữ, trẻ em đều dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt như bão, lũ lụt và gây ra các hậu quả như xói mòn bờ sông và lở đất. Thách thức của biến đổi khí hậu ngày càng tăng; do đó, thích ứng biến đổi khí hậu đóng một vai trò quan trọng trong cả ngắn hạn và dài hạn. Trên thực tế, người dân nông thôn nghèo ở Việt Nam đặc biệt dễ bị tổn thương vì sinh kế của họ phụ thuộc vào nông nghiệp. Bằng chứng rõ ràng về suy thoái môi trường ở một số khu vực cũng cho thấy tác động của môi trường và khí hậu đến việc thay đổi môi trường sống của người dân. Trong các khu tái định cư và khu vực hạ lưu của thủy điện A Vương, người dân cũng đang chọn những giải pháp riêng để cải thiện sinh kế do áp lực kinh tế và môi trường địa phương. Một số trong những áp lực này đang gia tăng do hậu quả của biến đổi khí hậu.
Năm 2019-2020, CSRD sẽ thực hiện nghiên cứu Biến đổi khí hậu: Trao quyền cho phụ nữ thông qua việc thúc đẩy bình đẳng giới ở tỉnh Quảng Nam – Việt Nam, do tổ chức APWLD tài trợ. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp của FPAR. FPAR là một phương pháp nghiên cứu tập trung vào quyền cho phụ nữ. FPAR cho phép nhà nghiên cứu, cộng đồng, phụ nữ tham gia một cách rõ ràng trong quá trình nghiên cứu. Với phương pháp này thì phụ nữ là trọng tâm của nghiên cứu, tham gia tích cực vào nghiên cứu.
Theo kinh nghiệm nhiều năm làm việc với các cộng đồng tái định cư thủy điện của CSRD, cộng đồng cần phát huy khả năng và sáng kiến của phụ nữ trong việc ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Dự án sẽ thúc đẩy sự tham gia của các nhóm phụ nữ ở Đông Giang, Tây Giang và huyện Đại Hồng trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận và kiểm soát đất đai, tài nguyên thiên nhiên địa phương.
CSRD mong muốn đưa ra các giải pháp về cách áp dụng kết quả dự án, chuyển đổi kinh nghiệm từ cơ sở, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực của phụ nữ để họ có thể trở thành người thúc đẩy sự phát triển bền vững ở địa phương. Việc thực hiện dự án sẽ nâng cao năng lực, tạo điều kiện cho phụ nữ địa phương có giải pháp bền vững và tại chỗ để xử lý các vấn đề của họ, góp phần xây dựng một cộng đồng chống chịu BĐKH; cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ công về tài chính và sử dụng tài nguyên nước sạch thông qua đối thoại chính sách. Quá trình lập kế hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ khó thành công nếu không có sự tham gia và đóng góp của phụ nữ.
CSRD sẽ xây dựng các nhóm phát triển sinh kế dựa trên thế mạnh địa phương cho phụ nữ ở các khu tái định cư và hạ lưu của thủy điện A Vương nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và phát triển bền vững. Ngoài ra, CSRD muốn hỗ trợ phụ nữ, giúp họ tự tin hơn trong việc phát biểu ý kiến của mình tại các cuộc họp với các cán bộ dự án cũng như tại các hội thảo với sự tham gia của nhiều bên liên quan.