Kể từ năm 2013, các công trình thủy điện không ngừng được xây trên thượng nguồn các sông Srepok, Sesan và Sekong đã gây nên tình trạng tái định cư bắt buộc của hàng ngàn hộ dân đồng bào dân tộc thiểu ở khu vực lòng hồ thủy điện. Tác động đến hàng ngàn hộ dân ở khu vực hạ lưu thủy điện với tình trạng lũ lụt thất thường và không thể dự đoán được, suy giảm chất lượng nước, giảm sản 
lượng thủy sản được đánh bắt, xói lở ven sông làm ảnh hưởng đến diện tích canh tác nông nghiệp, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sức khỏe của người dân.
[Tại sao thủy điện lại gây nên những tác động về môi trường và xã hội].
Dự án này nhằm mục đích tiến hành đánh giá thí điểm tác động Giới với trường hợp ở thủy điện A Lưới và thủy điện Srepok 3 trên dòng sông Sekong và Srepok. Mục tiêu lâu dài của dự án là tạo ra sự xem xét mạnh mẽ tác động Giới trong phát triển thủy điện trên hệ thống sông 3S. Nguồn tài nguyên tự nhiên của hệ thống sông 3S là rất quan trọng, không chỉ về mặt bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà còn là việc đảm bảo nguồn an ninh lương thực và sinh kế cho gần 17,000 người sống dọc sông, những người có nguồn sinh kế dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, hệ thống sông 3S và cộng đồng người dân sống dọc sông đang gặp nhiều khó khăn do việc phát triển không ngừng và thiếu bền vững khi hàng loạt các đập thủy điện được xây dựng.
Sông Mê Công – con sông dài thứ 12 trên thế giới với hệ thống đa dạng sinh học cao. Sông Srepok, Sesan và Sekong (3S) là 3 nhánh sông chính của sông Mê Công. Chữ “S” của con sông thứ 3 được bắt nguồn từ các tỉnh cao nguyên của Việt Nam chảy vào hướng đông – bắc của Campuchia và Lào trước khi chảy vào dòng chính của sông Mê Công và đổ ra biển phía nam của Trung Quốc. Những nhánh sông này có vai trò quan trọng trong hoạt động của lưu vực sông Mê Công và đóng góp gần 1/4 tổng lưu lượng nước cho sông Mê Công.
Trong nhiều trường hợp, phụ nữ là người có vai trò quan trọng bởi trách nhiệm được xác định đối với gia đình và xã hội. [Tại sao Giới là vấn đề lớn ở Việt Nam]
Trong khi quyền và lợi ích của người phụ nữ được đánh giá rất hạn chế trong văn hóa Việt Nam mang đậm tính gia trưởng, thậm chí nó còn bị bỏ qua trong việc phát triển nền công nghiệp thủy điện do nam giới nắm quyền. Ngoài ra, để xây dựng một con đập thủy điện ở Việt Nam chủ yếu do Bộ Công thương đưa ra quyết định và dựa vào lợi ích của các công ty đầu tư phát triển thủy điện.
Yếu tố chính trong việc quyết định xây dựng một con đập thủy điện thường dựa vào Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Trong quá trình thực hiện ĐTM, vấn đề tác động xã hội rất ít được quan tâm và quá trình tham vấn các cộng đồng chịu tác động cũng thực hiện hạn chế. Phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số thường không được tham gia vào quá trình này.
Năm 2013, Oxfam đã phát triển một hướng dẫn Đánh giá Tác động Giới (GIA) nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc xem xét tác động Giới trong phát triển thủy điện. Trong bối cảnh khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, luôn hỗ trợ và thúc đẩy bình đẳng giới như những thỏa thuận và cam kết quốc tế về Giới thì GIA có ý nghĩa rất lớn. Giải quyết các vấn đề về Giới và trao quyền cho phụ nữ trong một cộng đồng cụ thể liên quan đến phát triển thủy điện.