Việt Nam đang đấu tranh để tìm kiếm sự cân bằng giữa việc phát triển xã hội nhanh chóng và những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống. Đất nước đã có những bước tiến lớn trong những năm gần đây nhưng việc bình đẳng giới vẫn còn là vấn đề ở Việt Nam, đặc biệt là ở những vùng nông thôn và nhiều hơn ở các khu vực mà cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các công trình xây dựng lớn, phát triển cơ sở hạ tầng, như là thủy điện.
Đồng thời vai trò của phụ nữ đang dần thay đổi (Việt Nam đang đứng thứ 121/187 về chỉ số phát triển giới ở Liên Hợp Quốc).
Khu vực nông thôn thay đổi chậm, ví dụ như trình độ học vấn của phụ nữ thấp hơn nam giới. Điều này là do các cô gái thường bỏ học/ rời trường sớm hơn các bạn nam, theo truyền thống phụ nữ phải kết hôn, sinh con và chăm sóc gia đình. Các trẻ em nữ bỏ học sớm cũng vì cơ sở vật chất của trường không đảm bảo (như không có nhà vệ sinh, không có cửa hoặc khóa ở nhà vệ sinh và không có các tiện nghi cho thời kỳ kinh nguyệt). Ngoài ra, việc nhận rằng các trẻ em nam cần phải có sự nghiệp và nhu cầu học tập cao hơn.
Ở khu vực nông thôn, phụ nữ làm việc nhiều hơn nam giới – trung bình 18h/ngày đối với phụ nữ và 12h/ngày đối với nam giới. Phụ nữ có trách nhiệm chăm sóc gia đình, thường xuyên làm việc đồng áng để sản xuất thực phẩm, làm hết tất cả mọi công việc nhà, chăm sóc con cái, nấu ăn, đảm bảo sức khỏe của gia đình và quản lý tài chính. Thế nhưng, phụ nữ thường không được tham vấn ý kiến trong việc ra quyết định ở nhà cũng như ở cộng đồng.