Dự án này tiếp nối các hoạt động đã được thực hiện ở các nghiên cứu trước đây trong những năm 2012 -2013. Dự án này nhằm mục đích hướng tới sự thay đổi nhận thức về vị trí của người phụ nữ trong cộng đồng và cũng để giáo dục cho phụ nữ về bình đẳng giới, quyền hợp pháp của phụ nữ.[Tại sao Giới là một vấn đề lớn ở Việt Nam]
Những người phụ nữ ở các cộng đồng đã làm việc rất chăm chỉ và nhiều hơn khi họ buộc phải rời khỏi nhà cũ của họ kể từ khi xây dựng hồ chứa Tả Trạch. Hầu hết những người phụ nữ phải có trách nhiệm đối với công việc nhà, cung cấp thực phẩm, chăm sóc sức khỏe gia đình và con cái, làm việc từ 12h-15h/ngày, so với nam giới chỉ làm việc từ 8h-12h/ngày. Trong khi đó, trước khi di dời, cộng đồng có nguồn thức ăn tự nhiên, họ có thể canh tác các loại cây trồng và duy trì chăn nuôi. Tại nơi ở mới họ gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận nguồn nước, đất đai không màu mỡ và các điều kiện sống khác không đáp ứng nhu cầu. Nhiều người đàn ông phải tìm kiếm các công việc thời vụ bên ngoài như làm nông và trồng rừng. Cùng với đó nhiều gia đình đã buộc phải cho con cái (hầu hết là các cô gái trẻ) đi làm việc ở thành phố (VD: thành phố Hồ Chí Minh) và gửi tiền về giúp đỡ gia đình. Hệ quả này làm gia đình bị chia rẽ, cũng như các cô gái trẻ có nguy cơ bị bóc lột lao động khi làm việc ở thành phố lớn. Ngoài ra trình độ học vấn của nữ cũng thấp hơn nam giới (tỷ lệ mù chữ của phụ nữ là 60% và nam giới là 30%).
Hội thảo được tổ chức với sự tham gia của cả phụ nữ và nam giới. Hội thảo đề cập về những luật bình đẳng giới, những mong muốn tích cực và chia sẻ ý tưởng, cảm xúc giữa phụ nữ và nam giới.
“ Nếu đàn ông có thể tham gia các khóa học như vậy thì họ sẽ hiểu nhiều hơn các quyền của phụ nữ” Ông Lê Hợi, thôn Bến Ván.
“ Những người đàn ông phải giúp đỡ phụ nữ các công việc nhà nhiều hơn khi có thể, không bạo hành, phải tôn trọng vợ và chia sẻ kinh nghiệm về các điều tốt được học”, Ông Hồ Văn Đức, huyện Phú Lộc