Việc xây dựng hồ chứa nước Tả Trạch, năm 2004, buộc gần 4,000 người (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều và người Kinh) phải tái định cư ở các khu vực khác thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam. Tại nơi ở mới, cuộc sống của nhiều người dân vẫn đang rất khó khăn, họ không ngừng kiến nghị đến các bên liên quan nhằm cải thiện cuộc sống sau khi tái định cư.

Khu vực tái định cư của người dân nằm trên một sườn đồi với độ nghiêng 20 – 40%, đồng thời các điều kiện sống khác cũng rất khó khăn.

Theo cam kết, mỗi hộ sẽ được nhận ít nhất 1 ha đất bao gồm đất ở, đất nông nghiệp cũng như lâm nghiệp, tuy nhiên thì vấn đề này vẫn chưa được đáp ứng. [Tại sao đập thủy điện lại gây nên các vấn đề về xã hội và môi trường?]

Phụ nữ tại các cộng đồng tái định cư không có nhiều tiếng nói và quyền quyết định trong gia đình cũng như xã hội. Tiếng nói cũng như các quyền lợi khác giảm đi và bản thân họ buộc phải phụ thuộc vào nam giới. Trước khi thực hiện tái định cư, phụ nữ và nam giới cùng lao động các công việc như trồng lúa, rau màu, đánh bắt,…để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của gia đình.

Dự án bao gồm tổ chức một loạt các khóa tập huấn tại 05 thôn của các cộng đồng tái định cư để nâng cao các quyền của họ cho phụ nữ và cùng chia sẻ cho nam giới trong cộng đồng [Tại sao Giới là vấn đề lớn ở Việt Nam].

Tại nơi ở mới, các điều kiện để sinh hoạt và canh tác là rất khó khăn, các thành viên trong gia đình buộc phải tìm các công việc khác làm theo thời vụ ở các nông trại, các đồn điền hay lao động tại các khu công nghiệp ở các nhà máy tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm phụ giúp gia đình. Theo đó, số lượng nam giới phải đi nơi khác lao động nhiều hơn nữ giới.

Phụ nữ cần hiểu rõ hơn về quyền lợi và khả năng của chính mình để có thể chủ động hơn trong việc tham gia vào việc ra quyết định trong gia đình và xã hội. Phụ nữ ở các khu tái định cư này cũng mong muốn cán bộ Tư pháp có thể cung cấp cho họ thêm nhiều thông tin liên quan đến việc thiếu đất sản xuất. Cần tăng cường mối liên hệ giữa người dân và cán bộ Tư pháp. Các cộng đồng này cũng tham gia vào một mạng lưới các cộng đồng ở khu vực miền Trung bị ảnh hưởng bởi hoạt động của các nhà máy thủy điện, họ cũng được tham gia vào các khóa tập huấn để làm thế nào giám sát và thu thập dữ liệu về tác động của thủy điện đối với cuộc sống.