Chuyến thăm các vườn rau hữu cơ của đoàn sinh viên đến từ Nhật Bản

CSRD đã cùng đoàn sinh viên đến thăm các vườn rau hữu cơ và cùng thực hiện các hoạt động liên quan đến canh tác nông nghiệp.
Các bạn đã đến thăm 4 điểm canh tác rau sạch ở hộ ông Trương Đình Tứ (phường Kim Long), vườn rau hữu cơ Niềm tin của 6 hộ gia ở phường Kim Long, vườn trái cây của hộ ông Doãn (10 Phạm Tu – Kim Long) và vườn rau ở chùa Đức Sơn.

IMG_1238
Bà Lâm Thị Thu Sửu – Giám đốc của CSRD và cửa hàng rau sạch Susu Xanh chia sẻ thông tin liên quan đến nông nghiệp hữu cơ.
IMG_1244
Đoàn tham quan cũng đã có chuyến thăm đến cửa hàng rau sạch Susu Xanh tại 30 Đống Đa, thành phố Huế. Anh Lê Quang Tiến chia sẻ về sứ mệnh và mục tiêu hoạt động của Susu Xanh – Cửa hàng rau sạch Huế.
IMG_1255
Đoàn tham quan chụp ảnh lưu niệm tại hộ ông Doãn – hộ gia đình với vườn trái cây sạch tại phường Kim Long.

Đoàn tham quan đã có một ngày thú vị với rất nhiều kiến thức về nông nghiệp sạch. Các bạn cũng đã chung tay làm từng công đoạn ủ phân vi sinh, làm cỏ trong vườn để lấy nguyên liệu ủ phân, tự tay mình hái các sản phẩm sạch cho bữa ăn nhẹ trong ngày tham quan.
CSRD xin được cập nhật một số hình ảnh của đoàn tham quan.

Thanh Tâm

Susu Xanh: Chúng tôi muốn phát triển hơn nữa mô hình doanh nghiệp xã hội

Mô hình doanh nghiệp xã hội (DNXH) vẫn còn là một khái niệm mới mẽ tại Việt Nam. Mục tiêu của loại hình doanh nghiệp này là hướng quảng bá giá trị doanh nghiệp xã hội như một mô hình hoạt động kinh tế bền vững, có trách nhiệm với cộng đồng và thúc đẩy gia tăng lợi nhuận kinh doanh.

Theo đó rất nhiều người đánh giá rằng doanh nghiệp xã hội sẽ là giải pháp bền vững cho các vấn đề mang tính xã hội như vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường, đói nghèo, việc làm, nông nghiệp bền vững… Khởi nguồn từ ý tưởng liên quan đến việc lạm dụng thuốc trừ sâu trong hoạt động nông nghiệp  Susu Xanh (do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) – ở Huế là đơn vị chủ quản) đã thành lập mô hình DNXH kinh doanh rau sạch, rau hữu cơ.

IMG_0067
Thành viên đoàn tham quan rất hứng thú với mô hình trồng rau sạch của hộ gia đình bác Tứ.

Bên cạnh việc phát triển kinh doanh Susu Xanh cũng mong muốn nâng cao nhận thức của người dân liên quan đến  tiêu dùng hữu cơ thông qua việc tổ chức các tour tham quan.  Các tour tham quan, học tập liên tục được tổ chức cho những người có nhu cầu tìm hiểu hoạt động nông nghiệp hữu cơ, rất nhiều kiến thức liên quan đã được chia sẻ trong suốt quá trình diễn ra hoạt động tour. Mô hình DNXH mà Susu Xanh đang triển khai đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực DNXH, các em học sinh và nhiều người quan tâm đến tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp  sạch.

IMG_0057
Bác Trương Đình Tứ đang chia sẻ về những chế phẩm sinh học dùng để diệt các loại sâu bọ, côn trùng.

Các chuyến tham quan tại các vườn rau hữu cơ đang là nguồn cung cấp rau sạch cho Susu Xanh luôn mang nhiều điều thú vị cho khách tham quan. Những người tham quan có thể tìm hiểu toàn bộ quá trình canh tác của các vườn rau, được nghe các chủ vườn kể về chuyện canh tác hữu cơ, các sản phẩm nông nghiệp sạch, cách tiêu diệt các loại côn trùng bằng các thảo dược tự nhiên,…

IMG_0073
Thành viên đoàn tham quan tỏ ra khá thích thú khi được tham quan vườn rau hộ bác Tứ.

Chị Mong Umaporn (học viên trường Đại học Thái Lan) tỏ ra khá thích thú khi được tham quan vườn rau hữu cơ của hộ gia đình bác Tứ tại vườn rau ở phường  Kim Long, tp Huế, chị cho biết: “Thật tuyệt vời khi được đến đây, chúng tôi có thể trò chuyện, tìm hiểu về quy trình canh tác rau hữu cơ với bác Tứ”.

IMG_0086
Đoàn tham quan tại cửa hàng Susu Xanh.
IMG_0094
Bà Lâm Thị Thu Sửu (giám đốc CSRD) đang giới thiệu về các sản phẩm hữu cơ được bày bán tại Susu Xanh.

Bên cạnh tham quan vườn rau, đoàn tham quan còn được đến thăm cửa hàng Susu Xanh tại 30 Đống Đa, Huế để có thể hiểu rõ hơn về mô hình DNXH, rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức cũng đã được chia sẻ nhằm đưa đến cái nhìn tổng thể hơn về mô hình DNXH.
“Việc phát triển các loại hình DNXH trong thời gian tới sẽ là một hướng đi tích cực, mang đến nhiều lợi ích cho xã hội, tôi mong muốn Susu Xanh sẽ nhân rộng và phát triển mô hình này hơn nữa” – ông Bruce – chuyên gia về lĩnh vực DNXH, đến từ Úc chia sẻ.
Thanh Tâm

Thuê xe cho hoạt động thực địa tại tỉnh Quảng Nam – RLS 2016

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) sẽ tiến hành hoạt động dự án “Thúc đẩy cách tiếp cận có sự tham gia để phát triển thủy điện và giám sát ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam” do tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) tài trợ.

Theo đó, chúng tôi đang muốn thuê xe dịch vụ để phục vụ cho công tác thực địa, hướng dẫn cộng đồng nghiên cứu như sau:
Thuê xe 7 chỗ đi từ thành phố Huế đi huyện Phước Sơn và xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam và ngược lại  trong 4 ngày, từ ngày 25-28/5/2016 với giá 10.000.000vnđ.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ cô Trần Mai Hương – Cán bộ dự án.
Số điện thoại: 0949.79.09.47 hoặc 0543.837714
Email: huong.csrd@gmail.com

Tiếp tục thực hiện Nghiên cứu Tri thức bản địa ở các cộng đồng chịu tác động của thủy điện

Trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy cách tiếp cận có sự tham gia để phát triển thủy điện và giám sát ở miền Trung và Tây Nguyên, Việt Nam” Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) đã tổ chức khóa tập huấn “Lập kế hoạch giám sát những tác động của việc phát triển thủy điện đến với môi trường và sinh kế của khu vực miền Trung, Tây Nguyên” tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk vào gày 28-29/03/2016.

IMG_1623
Ông Lê Quang Tiến (Cán bộ CSRD) trình bày mục tiêu hoạt động của dự án trong năm 2016.

Khóa tập huấn với sự tham gia của hơn 40 đại diện đến từ 9 cộng đồng của 05 tỉnh là Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam , Đăk Lăk và tỉnh Đăk Nông. Đại diện của các cộng đồng sẽ trình bày những tác động của việc xây dựng thủy điện đến môi tường và cuộc sống sinh kế của người dân. Đối với cộng đồng tỉnh Quảng Bình ở khu vực sông Long Đại thì chưa có công trình thủy điện được xây dựng, tuy nhiên thì 6 công trình thủy điện trên lưu vực con sông này đã nằm trong quy hoạch xây dựng đập thủy điện.
Khóa tập huấn lần này sẽ tiếp tục áp dụng thực hiện những công cụ nghiên cứu đến với các nhóm cộng đồng mới theo một kế hoạch, đinh hướng xác thực, cụ thể và chi tiết cho vấn đề của từng cộng đồng. Kết quả nghiên cứu của các cộng đồng sẽ là bức tranh tổng quát và toàn diện nhất về những tác động mà thủy điện đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

ĐH09
Sông Vu Gia ở Quảng Nam cạn dòng, cát bồi từ sau khi có thủy điện.

Dựa trên những kết quả Nghiên cứu Tri thức bản địa (NCTTBĐ) đã được CSRD hỗ trợ thực hiện tại các cộng đồng từ năm 2014 tại các cộng đồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,  tỉnh Đăk Lăk năm 2015 và tiếp tục thực hiện trong năm 2016 đây sẽ là cơ sở, bằng chứng xác thực về tác động của thủy điện để đưa đến các bên liên quan, các nhà hoạch định chính sách thông qua các hội thảo và diễn đàn nhân dân cũng như các kênh truyền thông khác.
Thanh Tâm

Thuê xe cho hoạt động dự án tại tỉnh Đăk Lăk

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) sẽ tiến hành hoạt động dự án “Thúc đẩy cách tiếp cận có sự tham gia để phát triển thủy điện và giám sát ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam” do tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) tài trợ.
Theo đó, chúng tôi đang muốn thuê xe dịch vụ để đưa đón đại biểu cộng đồng tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông tham dự như sau:
– Thuê xe đón từ Krông Ana – Buôn Ma Thuột – Krông Ana từ ngày 28/03 đến 29/03 loại xe 30 chỗ với giá 3,000,000VNĐ.
– Thuê xe đón từ xã Quảng Hòa, Đăk Glong, Đăk Nông – Buôn Ma Thuột – xã Quảng Hòa, Đăk Glong, Đăk Nông từ ngày 27/03 đến 30/03 với giá 4,000,000VNĐ.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ cô Trần Mai Hương – Cán bộ dự án.
Số điện thoại: 0949.79.09.47 hoặc 0543.837714
Email: huong.csrd@gmail.com

Thuê xe dịch vụ cho hoạt động dự án tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) sẽ tiến hành hoạt động dự án “Thúc đẩy cách tiếp cận có sự tham gia để phát triển thủy điện và giám sát ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam” do tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) tài trợ.

Theo đó, chúng tôi đang muốn thuê xe dịch vụ để đưa đón đại biểu cộng đồng tỉnh Thừa Thiên Huế tham dự tại tỉnh Đăk Lăk như sau:

Thuê xe đón từ tỉnh Thừa Thiên Huế – Đăk Lăk – T.T.Huế từ ngày 27/03 đến 30/03 với giá 18,000,000VNĐ
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ cô Trần Mai Hương – Cán bộ dự án.
Số điện thoại: 0949.79.09.47 hoặc 0543.837714
Email: huong.csrd@gmail.com

CSRD xây dựng các hình thức Doanh nghiệp xã hội

Cửa hàng rau sạch – Hình thức Doanh nghiệp xã hội mới
CSRD đã xây dựng Doanh nghiệp xã hội mới – Cửa hàng rau sạch – Susu Xanh. Thực tế đã chỉ ra rằng các loại hóa chất sử dụng trong nông nghiệp có thể gây ô nhiễm cho đất, nguồn nước ngầm và các loại thực vật cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

IMG_1036
Susu Xanh – Cửa hàng rau sạch do CSRD xây dựng và hỗ trợ phát triển.

Theo đó, CSRD đã tìm các nguồn rau sạch từ các hộ nông dân và các sản phẩm này cần đáp ứng theo đúng 5 tiêu chí:
SusuXanh shops logo
– Không có thuốc diệt cỏ
– Không có dư lượng phân bón hóa học
– Không có các chất kích thích tăng trưởng
– Không chất bảo quản
– Không GMO (biến đổi gen sinh vật)
CSRD cũng đang làm việc với nhiều hộ nông dân địa phương để giúp họ tìm hiểu kỹ thuật canh tác hữu cơ, không sử dụng hóa chất, đảm bảo an toàn đối với các loại rau, củ, quả.
Bạn có thể đến cửa hàng của Susu Xanh tại 30 Đống Đa, thành phố Huế (đối diện khách sạn Festival) hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0935.257.263 hoặc facebook: Susu Xanh – Cửa hàng rau sạch Huế.
Tour tham quan học tập: Đã có những vị khách đầu tiên

photo 1(3)
Nhóm sinh viên tham gia tour tham quan học tập do CSRD tổ chức.

Do nhu cầu từ nhiều trường đại học và các trung tâm giáo dục, CSRD đã tổ chức một tour tham quan học tập, nghiên cứu (Study tour) dành cho nhiều đối tượng. Các thành viên tham quan có thể đến rất nhiều các địa điểm dự án khác nhau tùy vào sự quan tâm đặc biệt của họ, các điểm tham quan bao gồm rừng ngập mặn, mô hình hầm khí sinh học, mô hình nuôi trồng thủy sản, đập thủy điện, vườn rau hữu cơ, mô hình ủ phân vi sinh và các hoạt động thích ứng, giảm thiểu Biến đổi khí hậu.
Nhóm sinh viên với nhiều mục tiêu học hỏi khác nhau khi đến với tour tham quan học tập và có thể tìm hiểu thêm rất nhiều vấn đề của nhiều cộng đồng. Những lĩnh vực nghiên cứu của nhóm sinh viên bao gồm: Biến đổi khí hậu, mô hình nuôi trồng thủy sản, phát triển quốc tế, phát triển du lịch, nghiên cứu văn hóa, khoa học môi trường, khoa học xã hội (nghiên cứu phát triển), Chính trị, Nông nghiệp và Lâm Nghiệp, quy hoạch nông thôn và địa lý.
Nếu bạn hay tổ chức của bạn quan tâm và mong muốn được tham gia tour tham quan học tập xin vui lòng liên hệ với chúng tôi và chúng tôi có thể tổ chức một tour tham quan học tập phù hợp với sự quan tâm và thời gian của bạn.
Để biết thêm thông tin hoặc thông tin các tour tham quan học tập xin vui lòng liên hệ:
Hoàng Hảo Trà My (Ms)
Cán bộ dự án du lịch nghiên cứu
Điện thoại: (+ 84) 54 3.837.714 DĐ: (84) -935 650 041
Email: hoanghaotramy.csrd@gmail.com

Báo cáo thường niên năm 2015

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) là một tổ chức Phi Chính phủ (NGO) địa phương có văn phòng tại Huế với mục tiêu hoạt động nhằm mang lại sự công bằng cho các cộng đồng dễ bị tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài.

Ms Lam Thi Thu Suu 2
Bà Lâm Thị Thu Sửu

“Chúng tôi làm vic để to ra s khác bit trong cuc sng ca người dân và cng đồng, to ra s thay đổi và hướng đến mt tương lai tt đẹp hơn.” – Bà Lâm Thị Thu Sửu, giám đốc CSRD

Xem chi tiết tại đây

Nhóm sinh viên Mỹ tham quan điểm dự án về môi trường và xã hội của CRSD

Nhóm sinh viên trường Đại học Mỹ đã có chuyến tham quan học tập tại các điểm vùng dự án ở tỉnh Thừa Thiên Huế do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) tổ chức.
Các bạn sinh viên trong nhóm đến từ nhiều trường đại học khác nhau ở Mỹ, một phần trong số đó là nhóm nghiên cứu SIT Study Aboard, Trường Đào tạo Quốc tế. Nhóm sinh viên đã đến thăm các điểm dự án của CSRD với chủ đề về thủy điện, nuôi trồng thủy sản, rừng ngập măn, ủ phân vi sinh và nhiều các vấn đề môi trường và xã hội tại Việt Nam.

IMG_2845
Nhóm sinh viên có chuyến tham quan tại làng La Chữ, Xã Hương Chữ, thị xã Hương Trà.

Bà Lâm Thị Thu Sửu – Giám đốc CSRD và bà Phạm Thị Diệu My – Phó Giám đốc Chuyên môn, những người có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực phát triển xã hội, môi trường và biến đổi khí hậu, đã mang đến cho nhóm sinh viên một cái nhìn tổng quan về lịch sử và các vấn đề mà các dự án phát triển tại địa phương đang phải đối mặt. Tiếp theo đó nhóm sinh viên đã có chuyến thăm đến các điểm nằm trong vùng dự án bao gồm: khu vực đầm Phá Tam Giang, huyện Quảng Điền, các dự án tái tạo rừng ngập mặn tại Cồn Tè, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, mô hình ủ phân vi sinh ở La Chữ, xã Hương Chữ, thị xã Hương Trà và đập thủy điện Bình Điền, thị xã Hương Trà. Điểm đến của các tour này sẽ giúp người tham gia thấy rõ hơn những thực hành về ứng phó với Biến đổi khí hậu, những khó khăn mà các cộng đồng di dời tái định cư đang động của con người.

photo 3(1)
Các bạn sinh viên đang theo dõi các công đoạn làm phân vi sinh tại nhà của ông Hà Canh Hòa làng La Chữ.
photo 1(3)
Các bạn sinh viên đến tham quan tại vùng đầm phá Tam Giang.

Các bạn sinh viên đã có những trải nghiệm cũng như những phản hồi tuyệt vời sau khi tham quan, học tập. Bên cạnh nâng cao nhận thức đây còn là hướng đi mới của CSRD nhằm tạo ra các khoản ngân sách nhằm duy trì và phát triển các hoạt động dự án trong những năm tiếp theo.
CSRD đang lên kế hoạch mở rộng các tuyến lịch trình tham quan học tập đến các vùng dự án nhằm giới thiệu và nâng cao nhận thức liên quan đến các vấn đề mà người dân Việt Nam đang phải đối mặt cũng như đưa ra các hoạt động, giải pháp để thích ứng và nâng cao năng lực về sự thay đổi xã hội, môi trường, văn hóa do phát triển công nghiệp, phát triển đô thị và biến đổi khí hậu.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi và tìm hiểu thêm nhiều thông tin liên quan đến CSRD từ info@csrd.vn Chương trình du lịch nghiên cứu, dự án của CSRD.

Thanh Tâm – Heather

Thực phẩm sạch – mong muốn đã thành hiện thực

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) luôn hoạt động với mục tiêu mang lại cho cuộc sống của người dân những điều tốt hơn, phát triển không ngừng vì sự vững mạnh của chính cộng đồng và toàn xã hội. Giờ đây, CSRD mong muốn mang đến nguồn rau sạch cho người dân thành phố Huế và xa hơn là người dân cả nước và điều đó sẽ thành hiện thực.
Xuất phát từ thực tế về cuộc điều tra nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong nông nghiệp do CSRD tiến hành tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mọi thông tin và con số đưa ra khiến chúng ta không khỏi băn khoăn về nguồn thực phẩm tiêu dùng hằng ngày. Việc sử dụng các loại hóa chất thuốc BVTV tràn lan, không tuân thủ các hướng dẫn trên bao bì, cách ly không đúng thời gian…là vấn đề tồn tại nhức nhối. Hệ lụy không chỉ dừng lại ở việc các sản phẩm rau củ bị nhiễm bẩn và cung ứng cho thị trường hằng ngày,ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn là hệ lụy để lại cho môi trường như đất, nước, không khí,…Đất bị ô nhiễm do dư lượng thuốc BVTV quá cao, nguồn nước nhiễm bẩn và lan rộng trong quá trình lưu thông ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng ngàn con người và còn vô số các vấn đề khác mà chúng ta không lường trước hết được.

a
Hiện trạng rác thải thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng nông nghiệp.

Từ những thực tế đó, CSRD đã luôn mong muốn là làm sao cung cấp nguồn thực phẩm sạch đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc thực hiện được mong muốn như vậy gặp rất nhiều khó khăn và chủ yếu nằm ở việc tìm kiếm những nguồn cung cấp đảm bảo sạch, an toàn. Thực tế khó khăn này nằm ở các nguồn nông sản chỉ được sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, trong từng hộ gia đình với vài trăm m2 chỉ đủ cung cấp cho tiêu dùng của chủ vườn hằng ngày vẫn chưa thể cung ứng ra thị trường.
CSRD đã thành lập nhóm Susu Xanh – Nông sản Huế sạch, nhóm này với những bạn trẻ có nhiều tâm huyết về rau củ sạch, rau hữu cơ. Theo đó, nhóm Susu Xanh đã liên hệ, tìm kiếm từ rất nhiều nguồn thông tin khác nhau ở Huế để có thể tìm được nguồn cung ứng rau sạch, an toàn và tốt nhất cho người tiêu dùng ở Huế. Những địa điểm mà các bạn đang hướng đến và có thể cung ứng nguồn rau sạch là vườn rau của chùa Đức Sơn (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy) của sư cô Thích Nữ Minh Tú, chùa Tịnh Đức, hộ chú Trần Hữu Hùng và Trương ĐÌnh Tứ ở Kim Long, vườn trái cây của hộ chú Nguyễn Đức Doãn ở Kim Long và một số vườn khác. Các sản phẩm  này cần phải đạt được 5 tiêu chí mà Susu Xanh hướng đến đối với nguồn thực phẩm sạch là không thuốc trừ sâu, không phân hóa học, không chất kích thích, không chất bảo quản và không là thực phẩm biến đổi gen.

IMG_0599
Vườn rau chùa Đức Sơn của sư cô Minh Tú.
IMG_1048
5 nguyên tắc lựa chọn thực phẩm sạch của Susu Xanh và ưu tiên sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường.

Ngày 18/01/2016 Nhóm Susu Xanh đã khai trương cửa hàng Susu Xanh tại địa chỉ 30 Đống Đa, Huế. Các nguồn hàng hiện tại mới chỉ có thể đáp ứng 30% nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố Huế và các loại thực phẩm chủ yếu tập trung vào rau xanh như xà lách, tần ô (cải cúc), rau lang, mồng tơi, cải, dưa leo, bầu, nấm sò trắng, sò tím…trái cây như đu đủ, chuối, …Đặc biệt, măng tây đang là sản phẩm chủ lực tại cửa hàng với nguồn hàng cung ứng từ Natural Farm (TP Đà Nẵng) và được rất nhiều khách hàng ưa chuộng cũng như đánh giá cao chất lượng của sản phẩm. Các sản phẩm gia dụng thân thiện với môi trường như nước rửa bát, nước lau nhà cũng rất được chú trọng và quảng bá đến người tiêu dùng. Chị Hương (trú tại 6/15 Hai Bà Trưng, TP Huế) – khách  hàng của Susu Xanh cho biết: “Tôi rất yên tâm khi mua rau ở đây, rau tươi và ngon, có vị ngọt khi ăn, đặc biệt là tôi có thể lưu trữ lâu trong tủ lạnh mà không hề hư hỏng hay mất đi vị ngọt”.

IMG_1057
Thực phẩm sạch đã được bày bán cửa hàng Susu Xanh (30 Đống Đa, thành phố Huế).
IMG_1393 (1)
Măng tây – sản phẩm mới và được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Gần đây, Gạo đỏ Quảng Điền – một đặc sản của khu vực đầm phá Tam Giang đã được bày bán tại Susu Xanh. Với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe của người dùng từ Gạo lứt đỏ Quảng Điền, Susu Xanh đã cùng với các đối tác khác chế biến và tạo ra 2 sản phẩm với thành phần chính từ bột gạo lứt đỏ là bột rang gạo lứt đỏ và trà rang gạo lứt đỏ. Bên cạnh đảm bảo cung cấp những loại thực phẩm an toàn, sạch và tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng, Susu Xanh cũng mong muốn được góp phần bảo tồn giá trị của loại Gạo đỏ Quảng Điền, đưa gạo đỏ Quảng Điền đến gần hơn với những bữa ăn gia đình của người dân thành phố Huế.

IMG_1364
Gạo lứt đỏ Quảng Điền – bảo tồn và phát huy giá trị của đặc sản vùng miền.

“Việc hướng đến tiêu dùng an toàn, sử dụng các sản phẩm hữu cơ sẽ góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe cho người dân ở thành phố Huế và xa hơn Susu Xanh luôn mong muốn mô hình sản xuất – cung ứng này sẽ được nhân rộng hơn nữa để tất cả những người tiêu dùng đều có thể sử dụng thực phẩm sạch, an toàn, tốt cho sức khỏe đồng thời bảo vệ môi trường.” Bà Lâm Thị Thu Sửu, giám đốc CSRD cho biết.

Thanh Tâm (CSRD)