Các vùng nước xuyên biên giới của các tầng chứa nước, hồ và lưu vực sông được chia sẻ bởi hai hoặc nhiều quốc gia giúp hỗ trợ cuộc sống và sinh kế của rất nhiều người trên thế giới. Trong thời kỳ khan hiếm nước, việc sử dụng hợp lý tài nguyên nước là điều quan trọng để thúc đẩy hợp tác hòa bình và phát triển bền vững.
Việc cạn kiệt và suy giảm nguồn cung cấp nước xuyên biên giới có thể gây ra bất ổn xã hội và xung đột trong và giữa các quốc gia. Đối phó với tác động của biến đổi khí hậu kết hợp với nhu cầu tăng trưởng dân số và kinh tế đòi hỏi một cách tiếp cận tổng hợp. Khung siêu quốc gia tổng hợp để quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới dựa trên khuôn khổ pháp lý và thể chế với các lợi ích và chi phí chung.
Thách thức và cơ hội
263 lưu vực sông và hồ xuyên biên giới bao phủ gần một nửa bề mặt trái đất. Có 145 quốc gia có lãnh thổ trong các lưu vực và 30 trong số đó nằm hoàn toàn trong các lưu vực sông và hồ. Có khoảng 300 tầng chứa nước xuyên biên giới phục vụ 2 tỷ người sống phụ thuộc vào nước ngầm. Hợp tác hành động quan trọng, đặc biệt là trong các khu vực dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu và vốn đã khan hiếm nguồn nước. Các vùng đất ngập nước xung quanh các hồ và vùng ngập lụt nằm giữa ranh giới quốc gia cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái thiết yếu cho các cộng đồng người dân như lương thực, ngăn chặn lũ lụt và xử lý ô nhiễm tự nhiên.
Sự khai thác quá mức các hồ, sông và các tầng chứa nước có thể gây nguy hiểm cho các dịch vụ hệ sinh thái và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với độ tin cậy và tính bền vững của nguồn cung cấp nước. Những tác động có thể dẫn đến căng thẳng quốc tế. Các tầng chứa nước cạn kiệt cũng có thể gây xâm nhập mặn ở các vùng ven biển và làm tăng nồng độ asen, florua và các chất độc hại khác.
Ngay cả những hành động tích cực cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực. Ví dụ, hành động đơn phương của một quốc gia nào đó bằng cách xây dựng các con đập để thích ứng với biến đổi khí hậu có thể làm giảm đáng kể dòng chảy của các con sông ở hạ lưu của một quốc gia khác.
Việc quản lý các vùng nước xuyên biên giới ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của một quốc gia trong và ngoài nước. Do đó, các lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào nước như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, hàng hải, cấp nước và vệ sinh – cần được hợp tác ở cấp siêu quốc gia. Ví dụ, quản lý hiệu quả, hợp tác và phát triển các vùng nước chung và các vùng ngập lũ lân cận có thể thúc đẩy sản xuất lương thực và năng lượng, giúp giảm nghèo và kiểm soát sự di cư từ các khu vực nông thôn ra thành thị.
Quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới tạo ra lợi ích cho tất cả mọi người như thương mại quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng trưởng kinh tế, an ninh lương thực, cải thiện quản trị và hội nhập khu vực.
Có nhiều lý do để trở nên tích cực. Kể từ năm 1948, 37 cuộc xung đột nghiêm trọng về nguồn nước đã xảy ra, và khoảng 295 hiệp định quốc tế liên quan đến nước đã được đàm phán và ký kết. Trong đó bao gồm công ước của Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về Tài nguyên nước Châu Âu – một khuôn khổ pháp lý cho hợp tác toàn cầu về nước xuyên biên giới. Ban đầu nó chỉ mở cửa cho các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhưng kể từ năm 2003, nó đã được mở rộng trên toàn cầu. Tuy nhiên, khoảng 2/3 số sông xuyên biên giới trên thế giới không có khuôn khổ quản lý hợp tác.
Mời bạn đọc thêm tại ĐÂY
Nguồn: UN WATER